Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 112 - 116)

6. Bố cục luận án

4.3.2. Phân tích nhân tố

4.3.2.1. Kiểm định giá trị thang đo các biến độc lập

Phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, chỉ kiểm tra mức độ tương quan chặt chẽ của các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Phân tích nhân tố EFA là bước giúp xem xét loại bỏ các biến quan sát trong thang đo có độ kết dính thấp cũng như kiểm tra sự phù hợp của thang đo, rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau, thành một tập biến ít nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 2006).

Bảng 4.9. Kiểm định KMO và Bartlett's cho các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,959 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 15243,311

df 300 Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019

Trong (Bảng 4.9) giá trị KMO = 0,959 > 0,05 phù hợp giới hạn cho phép là trị số KMO nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 giải thích rằng, dữ liệu dùng phân tích nhân tố thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau (Hair và cộng sự, 2006).

Bằng phương pháp trích rút “Principal component” với phép quay “Varimax with Kaiser Normalization”.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố - thang đo các biến độc lập

Biến độc lập Biến quan sát Hệ số tải Biến quan sát còn lại

PHI2 0,800

PHI3 0,785

Triết lý quản lý và kinh doanh PHI4 0,784 5

PHI5 0,777

PHI1 0,716

FAI1 0,811

FAI4 0,768

Sự công bằng và trao quyền FAI5 0,742 5

FAI3 0,711 FAI2 0,694 REC2 0,753 REC3 0,744 Ghi nhận đóng góp và đãi ngộ REC4 0,737 5 REC5 0,733

Biến độc lập Biến quan sát Hệ số tải Biến quan sát còn lại

REC1 0,687

TRA3 0,757

TRA4 0,750

Đào tạo và phát triển TRA2 0,721 5

TRA1 0,703

TRA5 0,701

INF3 0,749

INF1 0,714

Hệ thống trao đổi thông tin INF4 0,709 5

INF2 0,696

INF5 0,686

Eigenvalues của nhân tố thứ 5 =1.392 Phương sai trích: 68,892%

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019

Trong (Bảng 4.10) có 25 biến quan sát của các thang đo yếu tố cấu thành VHDN trong mô hình nghiên cứu được nhóm thành 5 nhóm. Giá trị tổng phương sai trích 68,89%> 50%: Thoả điều kiện cho phép của Hair và cộng sự (2006) tổng phương sai trích ≥ 50% thì mô hình nghiên cứu mới phù hợp, có ý nghĩa là 5 nhân tố này giải thích 68,89% biến thiên của dữ liệu. Hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), nhân tố thứ 5 có Eigenvalues thấp nhất là 1.392 > 1.

Ma trận xoay với các hệ số tải nhân tố đều cao, lớn hơn 0,5 và biến quan sát cùng lúc chỉ xuất hiện trong một nhân tố duy nhất, sự tương quan của các biến quan sát với nhân tố rất tốt. Do vậy, các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt. Mặt khác, không có sự xáo trộn các nhân tố, chứng tỏ rằng, thang đo của nhân tố này không bị nằm lẫn lộn với thang đo của nhân tố khác. Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố EFA thì các nhân tố độc lập này được giữ nguyên, không tăng thêm hoặc giảm đi.

4.3.2.2. Kiểm định giá trị thang đo các biến phụ thuộc

Hai biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của luận án “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức” và “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” với 10 quan sát. Giả thuyết H0 đặt ra trong phần kiểm định, sự phù hợp của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố EFA, giữa 10 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Theo (Bảng 4.11) kiểm định KMO = 0,942 > 0,5 và Bartlett’s với mức ý nghĩa sig < 0,05. Kết quả này, bác bỏ giả thuyết H0 , có nghĩa các biến quan sát trong tổng thể có tương quan chặt chẽ nhau và phù hợp phân tích EFA.

Bảng 4.11. Kiểm định KMO và Bartlett's cho các biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,942 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5494,982

df 45

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019

Phép trích “Principal Component Analysis” cùng với phép quay “Varimax with Kaiser Normalization” (Bảng 4.12) thu được hai nhân tố với hệ số Eigenvalues = 1,004 >1 và giá trị tổng phương sai trích bằng 67,056% > 50% thoả điều kiện phân tích. Ngoài ra, hệ số tải các biến quan sát của hai biến phụ thuộc COMO1 đến COMO5 và COMP1 đến COMP5 rất cao, biến thiên trong khoảng từ 0,696 đến 0,834 (giới hạn cho phép lớn hơn 0,5), nên thang đo đã được kiểm định phù hợp.

Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố - thang đo các biến phụ thuộc

Biến độc lập Biến quan sát Hệ số tải Biến quan sát còn lại

COMO3 0,834 COMO1 0,787 Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức COMO4 0,771 5 COMO5 0,770 COMO2 0,754

Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân COMP3 COMP5

0,772

Biến độc lập Biến quan sát Hệ số tải Biến quan sát còn lại

COMP1 0,712

COMP2 0,706

COMP4 0,696

Eigenvalues =1,004 Phương sai trích: 67,056%

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w