Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 92 - 95)

6. Bố cục luận án

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu, giúp tác giả kiểm định các yếu tố trong mô hình nghiên cứu có phù hợp với bối cảnh không gian và thời gian tại doanh nghiệp CNTT Việt Nam.

Nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả xây dựng thang đo và kiểm tra mức độ phù hợp các thang đo với mô hình nghiên cứu trong các doanh nghiệp CNTT Việt Nam.

Từ đó, xây dựng bảng câu hỏi giúp cho việc thu thập thông tin, hỗ trợ cho nghiên cứu chính thức.

Kỹ thuật phỏng vấn sâu

- Trên cơ sở mục tiêu của nghiên cứu định tính, căn cứ vào mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu bán cấu trúc bằng một bảng câu hỏi mở đã phát thảo sẵn (Phụ lục 1) như sau:

+ Giới thiệu đề tài đang nghiêu cứu, mục đích nội dung phỏng vấn và sự hỗ trợ hợp tác chân thành của đối tượng phỏng vấn.

+ Giới thiệu, mô tả năm biến độc lập có tác động liên quan đến hai biến phụ thuộc và xin các ý kiến góp ý.

+ Các câu hỏi mở được phát thảo sẵn đưa ra nhằm kiểm tra sự phù hợp của các biến trong mô hình đề xuất ban đầu.

- Tác giả tiến hành quan sát và trao đổi trực tiếp với đối tượng được phỏng vấn, trong khoảng thời lượng từ 40’ – 60’ tại nơi làm việc. Nội dung cuộc phỏng vấn, được ghi chép nhằm mục đích phân tích, so sánh, tổng hợp nội dung các cuộc phỏng vấn khác. Kết quả thu được từ những ý kiến, quan điểm tương đồng của đa số các đối tượng phỏng vấn.

- Trong các doanh nghiệp, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu trên 3 nhóm đối tượng: Nhân viên, lãnh đạo cấp trưởng phòng, giám đốc trung tâm và các lãnh đạo cấp cao tại các tập đoàn CNTT Việt Nam là FPT, CMC SI, ROBO, Elite Việt Nam, KDDI Việt Nam, HiPT có thời gian lao động chính thức.

- Nhóm chuyên gia khoa học, tham vấn ý kiến các nhà khoa học đang giảng dạy tại một số trường Đại học, có kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực cùng đề tài của tác giả.

Kết quả phỏng vấn sâu

Qua nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 22 đối tượng gồm: Các nhà khoa học, các lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung và nhân viên. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc làm rõ tính phù hợp của các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu theo nhận định của các chuyên gia.

Kết quả phỏng vấn cho thấy 40% người trả lời là đối tượng cấp quản lý trở lên, có thời gian làm việc trên 3 năm không nhìn thấy mối quan hệ giữa “Triết lý quản lý và kinh doanh” và “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân”. Tác giả ghi nhận kết quả này và tiếp tục kiểm định trước khi đưa ra kết luận.

Khoảng 37% đối tượng được hỏi không nhìn thấy mối quan hệ giữa “Ghi nhận đóng góp và đãi ngộ” và “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”.

Có 90% người trả lời cho rằng không thấy mối liên hệ “Động lực cá nhân và tổ chức” có mối tương quan với cam kết gắn bó, các chuyên gia khoa học khuyên rằng “Động lực cá nhân và tổ chức” không thuộc các yếu tố cấu thành VHDN, nên sau đó tác giả đã kiểm định và loại yếu tố này ra khỏi mô hình nghiên cứu.

Có 70% các đối tượng phỏng vấn cho rằng, có sự ảnh hưởng yếu tố vùng miền đến trạng thái cam kết của người lao động đối với đặc thù các doanh nghiệp CNTT Việt Nam.

Hầu hết các chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng yếu tố “Triết lý quản lý và kinh doanh” có vai trò hạt nhân trong doanh nghiệp và cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chính sách thu hút nguồn nhân lực. Từ những ý kiến trên, tác giả có đề xuất hai thang đo trong yếu tố này.

Có 80% người được hỏi đều đồng ý “Đào tạo và phát triển” là nhân tố có tác động đến cam kết gắn bó của người lao động, cho rằng yếu tố VHDN này không thể thiếu trong các doanh nghiệp CNTT.

Các ý kiến còn lại đều đồng thuận với các yếu tố theo mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của người lao động. Ngoài ra, các chuyên gia góp ý chỉnh sửa, sử dụng các từ ngữ dễ hiểu hơn trong bảng câu hỏi.

Biến “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức” thì có 95% các nhân viên làm việc trong thời gian từ trên 3 năm, đều có trạng thái cam kết gắn bó theo hướng này. Trên cơ sở dữ liệu phỏng vấn sau cùng với ý kiến của các chuyên gia khoa học, tác giả đã kiểm định và đưa ra kết luận sau:

Tổng số biến độc lập của mô hình nghiên cứu dự kiến ban đầu được lượt bớt đi biến: “Động lực cá nhân và tổ chức”, các chỉnh sửa trong bảng câu hỏi.

Bảng 3.4. Điều chỉnh bảng câu hỏi

Thang đo ban đầu Thang đo được điều chỉnh

Triết lý quản lý và kinh doanh

Triết lý quản lý và kinh doanh luôn mang lại cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp

Lãnh đạo giúp Anh/Chị hiểu rõ triết lý quản lý và kinh doanh?

Đào tạo và phát triển

Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu cầu công việc?

Anh/Chị đang làm việc với bầu không khí thoải mái, thoả mãn theo đuổi đam mê?

Sự công bằng và trao quyền

Anh/chị được chủ động thực hiện công việc theo năng lực tốt nhất của mình?

Anh/Chị được trao cơ hội đảm nhận các công việc có trọng trách?

Ghi nhận đóng góp và đãi ngộ

Anh/chị luôn được công ty quan tâm về điều kiện làm việc

Anh/Chị được khen ngợi, công nhận sự cố gắng trong suốt quá trình làm việc?

Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, 2017

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w