6. Bố cục luận án
4.1.3. Thực trạng về văn hóa doanh nghiệp, cam kết gắn bó của người lao động
động trong DN CNTT Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành, phát triển theo thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa người sáng lập, chịu sự tác động khách quan từ văn hóa quốc gia. Trong thời kỳ, đổi mới, đất nước hòa nhập sâu rộng trong từng thành phần kinh tế. Doanh nghiệp CNTT Việt Nam, nhận thấy được sự cạnh tranh khóc liệt về công nghệ, chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Đối diện, trước thách thức bối cảnh khó khăn ấy, doanh nghiệp CNTT Việt Nam đang cố gắng xây dựng hoàn thiện các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp có tác động đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động, nhằm thu hút nhân tài, ngăn chặn sự chảy máu chất xám, hạn chế làm xáo trộn nguồn nhân lực trong tổ chức.
Dựa trên kết nghiên cứu định lượng chính thức, thống kê ý kiến khảo sát của người lao động (Phụ lục 5.2), yếu tố “Triết lý quản lý và kinh doanh” có giá trị trung bình chung 3.66 cho thấy, các doanh nghiệp CNTT rất chú trọng đến yếu tố này, luôn chia sẻ các giá trị cốt lõi, định hướng, phương thức kinh doanh đến với người lao động. Yếu tố “Đào tạo và phát triển” có vai trò ngang bằng với yếu tố “Triết lý quản lý và kinh doanh” (Giá trị trung bình chung 3.66), kết quả phản ánh, yếu tố này rất được
quan tâm trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong các tổ chức hoạt động về CNTT, nền tảng để tạo ra sản phẩm mới, trí tuệ nhân tạo, người lao động luôn tự tin khi nhận nhiệm vụ mới, làm chủ được công nghệ, thì chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng, xuyên suốt trong doanh nghiệp, vì tính khuếch tán của công nghệ trong thế giới phẳng quá nhanh. Trong quá trình nghiên cứu sơ bộ, phỏng vấn sâu: 80% ý kiến đều cho rằng, “Đào tạo và phát triển” có ảnh hưởng đến cam kết gắn bó của người lao động. Hai yếu tố “Sự công bằng và trao quyền” và “Ghi nhận đóng góp và đãi ngộ” đều cùng giá trị trung bình chung 3.58, xếp vị trị tiếp theo là “Hệ thống trao đổi thông tin” với giá trị trung bình chung 3.46. Như vậy, kết quả cũng phản ảnh thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp CNTT Việt Nam khá rõ nét.
Kết quả thống kê các ý kiến đánh giá sự cam kết gắn bó của người lao động theo hai hướng “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” và “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức” (Phụ lục 5.2) lần lượt với giá trị trung bình chung là “3.65”, “3.50”. Với kết quả ghi nhận được từ khảo sát thực tế, việc cam kết gắn bó của người lao động theo hướng vì mục đích cá nhân trong doanh nghiệp CNTT cao hơn hướng cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức. Điều này, rất hợp lý trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, hầu như người lao động, khi mới bắt đầu gia nhập doanh nghiệp, không thể có trạng thái cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức ngay được. Đầu tiên, người lao động đưa ra quyết định gia nhập một doanh nghiệp CNTT, họ cân nhắc xem xét, những mục đích cá nhân từ tổ chức đưa ra, xem có phù hợp với bản thân mong muốn hay không?. Khi trở thành nhân viên lao động chính thức, những cam kết giữa cá nhân và tổ chức thỏa mãn trạng thái tinh thần, theo thời gian nhất định, trạng thái cam kết vì mục đích cá nhân dần phát triển thành cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức. Ngược lại, người lao động không tìm thấy sự phù hợp với tổ chức hoặc những cam kết của tổ chức đưa ra không như ban đầu thì mối quan hệ này sẽ thay đổi.