Kiểm định Independent Samples T-Test

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 124 - 125)

6. Bố cục luận án

4.5.1. Kiểm định Independent Samples T-Test

Kiểm định chỉ áp dụng biến định tính: Trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, giới tính và tình trạng hôn nhân vì phép phân tích sự khác biệt trung bình này, chỉ xử lý cho biến có hai giá trị.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về giới tính (Phụ lục 5.5.1):

Trường hợp biến “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”: Giá trị Sig trong kiểm định Levene (kiểm định F) bằng 0,038 < 0,05 phương sai “Giới tính” khác nhau, nên sử dụng giá trị Sig t-test tại hàng “Equal variances not assumed” = 0,551 > 0,05. Do đó, khẳng định rằng giữa Nam và Nữ chưa có bằng chứng khác nhau về “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”

Trường hợp biến “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân”: Giá trị Sig trong kiểm định Levene (kiểm định F) bằng 0,032 < 0,05 phương sai “Giới tính” khác nhau, sử dụng giá trị Sig t-test tại hàng “Equal variances not assumed” = 0,002 < 0,05. Kết luận mức độ cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân giữa Nam và Nữ là khác nhau.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về tình trạng hôn nhân

Phụ lục 5.5.2 cho thấy giá trị Sig trong kiểm định Levene (kiểm định F) của hai biến phụ thuộc đều bằng 0,000 < 0,05 nên phương sai tình trạng hôn nhân khác nhau, hệ số Sig t-test tại hàng “Equal variances not assumed” cũng bằng nhau (0,000 < 0,05). Đây là kết quả kiểm chứng xác định, giữa “Lập gia đình” và “Độc thân” có sự khác nhau về mức độ cam kết gắn bó “Phát triển cùng tổ chức” và “Mục đích cá nhân”

Kết quả kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn

Kết quả phân tích Independent Samples Test: (Phụ lục 5.5.3) giá trị Sig trong kiểm định Levene (kiểm định F) của hai biến phụ thuộc đều bằng 0,000 < 0,05 nên phương sai “Trình độ học vấn” khác nhau, nên sử dụng hệ số Sig t-test tại hàng “Equal variances not assumed” đều nhỏ hơn 0,05. Kết luận rằng: Người lao động có trình độ học vấn từ “Đại học trở lên” có mức độ cam kết gắn bó “Phát triển cùng tổ chức” cũng như “Mục đích cá nhân” khác biệt với người lao động có trình độ học vấn thấp hơn “Cao đẳng, trung cấp” trong các doanh nghiệp CNTT.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập hàng tháng (Phụ lục 5.5.4)

Trường hợp biến “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”: Giá trị Sig Levene trong kiểm định F bằng 0,000 < 0,05 nên phương sai thu nhập hàng tháng khác nhau, sử dụng giá trị Sig t-test tại hàng “Equal variances not assumed” = 0,000 < 0,05.

Do đó, khẳng định rằng giữa nhóm nhân viên có thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng với nhóm nhân viên có thu nhập dưới 10 triệu đồng có sự khác nhau về mức độ “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”

Trường hợp biến “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân”: Giá trị Sig Levene trong kiểm định F bằng 0,255> 0,05 nên phương sai giữa hai nhóm thu nhập không khác nhau. Vì vậy, sử dụng giá trị Sig t-test tại hàng “Equal variances assumed” là 0,026 < 0,05 có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê với biến “Thu nhập hàng tháng”. Kết luận giữa người lao động có thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng có sự “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” khác nhau với nhóm người lao động có thu nhập dưới 10 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w