Đặc điểm các doanh nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 102 - 103)

6. Bố cục luận án

4.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp CNTT

Cấu trúc ngành CNTT: Ngành công nghệ thông tin đến với thế giới rất sớm nhưng mãi đến năm 1958 thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” mới được đưa ra bởi hai tác giả Leavitt và Whisler trên tạp chí Harvard Business Review tại Mỹ, các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ, phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số, bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ, mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công nghệ phần mềm, hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu, an ninh mạng, công nghệ số, điện toán đám mây... Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn được các ý tưởng, hành vi mong muốn của con người thông qua vi mạch xử lý tín hiệu tương tự thành tín hiệu số, đều thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, CNTT bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, mốc son ghi nhận từ năm 2006 khi luật CNTT ra đời. Đánh dấu một bước ngoặt lớn về kỷ nguyên số, nền tảng cốt lõi thúc đẩy các ngành khoa học, kinh doanh sản xuất phát triển. Có thể xem, cánh cửa mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam bước ra thế giới. Nói một cách khác, công nghệ thông tin làm nền tảng của các ngành khoa học khác. Nên lực lượng tham gia làm việc trong các doanh nghiệp CNTT đòi hỏi cần có phẩm chất: Thông minh sáng tạo, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, kiên trì, nhẫn nại, tính chính xác trong công việc, khả năng làm việc theo nhóm, trình độ ngoại ngữ và quan trọng hơn hết là niềm đam mê với CNTT.

Cơ cấu phân bổ người lao động trong các doanh nghiệp CNTT Việt Nam: Tổng số nhân lực đang làm việc trong các doanh nghiệp CNTT cả nước là trên 900 nghìn người, trong đó 578.288 người làm việc tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ phần cứng và điện tử, 125.375 người làm việc tại các doanh nghiệp phần mềm, 56.598 người làm việc tại các doanh nghiệp kỹ thuật số, 78.920 người làm việc tại các doanh nghiệp dịch vụ CNTT và 60.819 người làm việc tại các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm khác liên quan CNTT. Đặc thù của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đến thời điểm hiện tại, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển mở rộng quy mô hoạt động. Với khát vọng một Việt Nam hùng cường, sự đồng thuận và niềm tin của toàn xã hội về quá trình đổi mới sáng tạo của đất nước. Mặt khác, Việt Nam đang sở hữu độ tuổi tham gia lao động thời kỳ dân số vàng, hứa hẹn sự phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam, đưa đất nước bắt kịp chuyến tàu của cuộc CMCN 4.0, tiến đến khát vọng trở thành một quốc gia hùng cường có nền kinh tế phát triển bền vững. Nên vai trò các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là lực lượng lao

động tham gia vào ngành luôn đòi hỏi các phẩm chất đặc thù và vượt trội, giữ vai trò dẫn dắt tiên phong, đi sâu vào các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ứng dụng, kinh doanh sản xuất.

Nguồn: Tổng hợp từ Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2019

Hình 4.2. Số lao động tham gia trong các mảng ngành CNTT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w