Đóng góp cho sự phát triển đất nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 105 - 106)

6. Bố cục luận án

4.1.5. Đóng góp cho sự phát triển đất nước

CNTT là “Phương tiện chủ lực” đưa Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Những thế mạnh về CNTT góp phần mang lại vị thế cao hơn cho Việt Nam trên trường quốc tế đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Công nghiệp CNTT tiếp tục là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số trong 5 năm qua. Tính đến cuối năm 2018, tổng số doanh nghiệp CNTT đạt khoảng 40.000 doanh nghiệp (tăng 36,7% so với năm 2017). Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt gần 103 tỷ USD (tăng 12,43% so với năm 2017) đóng góp 50,000 tỷ ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho gần 900.000 người lao động. Sản phẩm CNTT nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ CNTT đã chiếm tới 30% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu (Sách Trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, 2019).

Các doanh nghiệp CNTT đã tạo ra những bước đột phá, góp phần tạo động lực đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức cao. Nhờ áp dụng các thành quả CNTT, trong những năm gần đây Việt Nam cũng từng bước xây dựng và phát triển các đô thị thông minh, đi đầu là các đô thị lớn tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… góp phần đem lại môi trường sống văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Ứng dụng CNTT tại ngành tài chính là một minh chứng. Các doanh nghiệp CNTT đã hợp tác, triển khai đưa ứng CNTT vào ngành tài chính Việt Nam từ hơn 20 năm nay và hỗ trợ các cơ quan trong ngành tài chính Việt Nam áp dụng, vận hành các ứng dụng. Sau hơn 20 năm triển khai ứng dụng CNTT, hiện nay ngành tài chính đã xây dựng được hơn 110 cổng thông tin trong ngành, 944 thủ tục hành chính của ngành được chuyển đổi thành dịch vụ công… Nhờ việc ứng dụng CNTT, 97,7% số doanh nghiệp trên cả nước đã thực hiện nộp thuế điện tử; 100% doanh nghiệp đã thực hiện kê khai nộp thuế hải quan thông qua điện tử … Chính các DN CNTT Việt Nam đã góp phần hỗ trợ đưa ứng dụng CNTT vào lĩnh vực cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính công văn minh hiện đại, hướng đến xây dựng chính phủ điện tử, phục vụ tối đa

hóa lợi ích của người dân. Tất cả các bộ, ngành trên 63 địa phương đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả. Nhiều địa phương đã và đang xây dựng và thúc đẩy CNTT, xây dựng chính quyền điện tử như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Không chỉ đối với ngành tài chính, các cơ quan hành chính công, các doanh nghiệp CNTT còn hợp tác, hỗ trợ các cơ quan trong các lĩnh vực quan trọng khác như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, giáo dục đưa ứng dụng CNTT vào vận hành. Các doanh nghiệp CNTT đã cung cấp các ứng dụng, phần mềm, thiết bị máy móc công nghệ, chuyển giao, triển khai, hỗ trợ đưa CNTT vào ứng dụng tại hầu hết các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương trên địa bàn 63 tỉnh thành trong cả nước, trong đó phải kể đến: Tập đoàn FPT, CMC, HiPT, Vietsoftware...Với ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT được phổ cập tại hầu hết các trường trung học phổ thông và gần 80% các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w