6. Bố cục luận án
4.5.2. Phân tích phương sai One-way ANOVA
Trong nhóm nhân khẩu học các biến có từ 3 giá trị trở lên, sẽ kiểm tra sự khác biệt về mức độ cam kết gắn bó qua phân tích phương sai một yếu tố Anova.
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định phương sai Anova
Biến phụ thuộc Biến nhân khẩu học Sig Levene Phân tích sâu Anova
Cam kết gắn bó “Phát triển cùng tổ chức”
Chức danh hiện tại 0,004 Phân tích
Độ tuổi 0,000 Phân tích
Thâm niên công tác 0,000 Phân tích
Vùng miền 0,000 Phân tích
Cam kết gắn bó vì “Mục đích cá nhân”
Chức danh hiện tại 0,71 Không phân tích
Độ tuổi 0,000 Phân tích
Thâm niên công tác 0,081 Không phân tích
Vùng miền 0,000 Phân tích
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019
Theo kết quả phân tích (Bảng 4.18), giá trị Sig Levene Statistic của biến phụ thuộc “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” đối với hai yếu tố “Chức danh hiện tại” và “Thâm niên công tác” đều lớn hơn 5% (Sig Levene chức danh hiện tại = 0,71 và Sig Levene thâm niên công tác = 0,081), nên ý nghĩa thống kê giải thích rằng, phương sai giữa các biến định tính và biến phụ thuộc là không có sự khác nhau.
Các yếu tố nhân khẩu học còn lại có Sig Levene Statistic < 0,05 (Bảng 4.18), chúng ta đều tiến hành phân tích sâu Anova.
Phân tích sâu Anova nhóm “Chức danh hiện tại”
Kết quả kiểm định Sig Levene Statistic = 0,004 < 0,05 (Bảng 4.18) và Sig Welch =0,000 (Bảng 4.19) nên phương sai giữa các nhóm “Chức danh hiện tại” khác nhau, có sự khác biệt trung bình. Do vậy, chúng ta cần tiến hành phép phân tích sâu Anova, sử dụng kiểm định “Tamhane’s T2” ở phần “Equal variances not assumed”.
Theo (Bảng 4.19) nhóm “Nhân viên” và “Quản lý” đều có giá trị Sig =0,000<0,05. Giải thích rằng trong 3 nhóm chức danh, chỉ có hai nhóm này có sự khác biệt về sự “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”. Kết luận, nhóm người lao động đang giữ chức vụ quản lý có mức cam kết gắn bó cao hơn nhóm còn lại, vì giá trị Mean “Difference (I-J) =
.34253*”
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định sâu Anova biến chức danh hiện tại
(I) Chức danh (J) Chức danh Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.
Lãnh đạo Quản lý -.26789 .27696 .727
Nhân viên .07464 .27278 .991
Quản lý Lãnh đạo .26789 .27696 .727
Nhân viên .34253* .06243 .000
Nhân viên Lãnh đạo -.07464 .27278 .991
Quản lý -.34253* .06243 .000
Sig Welch của Robust Tests = 0,000 Dependent Variable: COMO The mean difference is significant at the 0.05 level. Test : Tamhane’s T2
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Phân tích sâu Anova nhóm “Độ tuổi”
Trường hợp biến “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”: Giá trị Sig Levene (kiểm định F) bằng 0,000 < 0,05 giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính vi phạm nên phương sai giữa các nhóm độ tuổi khác nhau, sử dụng giá trị Sig Welch của Robust Tests = 0,576 > 0,05. Do đó, khẳng định rằng không có sự khác biệt về mức độ “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức” giữa các nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu.
Trường hợp biến “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân”: (Bảng 4.18) giá trị Sig Levene (kiểm định F) bằng 0,000 < 0,05 phương sai độ tuổi là khác nhau, sử dụng giá trị Sig Welch của Robust Tests = 0,000 < 0,05 (Bảng 4.20). Giải thích rằng trong 3
nhóm độ tuổi, nhóm người lao động có trên 36 tuổi có sự khác biệt với hai nhóm còn lại là dưới 25 tuổi và từ 25 đến 35 tuổi.
Kết luận: Nhóm người lao động có độ tuổi trẻ nhất dưới 25 tuổi có mức “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” cao nhất, tiếp theo là nhóm từ 25 đến 35 tuổi so với nhóm người lao động từ 36 tuổi, giữa hai nhóm dưới 25 tuổi và từ 25 đến 35 tuổi mức độ “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” là như nhau.
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định sâu Anova biến độ tuổi
(I) Độ tuổi (J) Độ tuổi Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.
Dưới 25 tuổi Từ 25-35 tuổi .04801 .05220 .736
Từ 36 tuổi .20233* .05771 .002
Từ 25 – 35 tuổi Dưới 25 tuổi -.04801 .05220 .736
Từ 36 tuổi .15431* .04272 .001
Từ 36 truổi Dưới 25 tuổi -.20233* .05771 .002
Từ 25-35 tuổi -.15431* .04272 .001
Sig Welch của Robust Tests = 0,000 Dependent Variable: COMP The mean difference is significant at the 0.05 level. Test : Tamhane’s T2
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Phân tích sâu Anova nhóm “Thâm niên công tác”
Kiểm định Sig Levene Statistic = 0,000 < 0,05 (Bảng 4.18) và Sig Welch
=0,000 (bảng 4.21) nên phương sai giữa các nhóm “Thâm niên công tác” là khác nhau, có sự khác biệt trung bình. Do vậy, tiến hành phép phân tích sâu Anova, sử dụng kiểm định Tamhane’s T2 ở phần Equal variances not assumed.
Nhóm thâm niên công tác từ 3 đến 5 năm và từ 5 đến 10 năm đều có giá trị Sig = 0,164 >0,05 (Bảng 4.21) cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm này, nghĩa là mức độ “”Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức” giữa hai nhóm này bằng nhau. Các nhóm còn lại với giá trị Sig<0,05 có sự khác biệt về mức độ “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”, giữa các nhóm thâm niên công tác trình bày trong bảng 4.22.
Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sâu Anova biến thâm niên công tác (I) Thâm niên công tác (J)Thâm niên
công tác
Mean Difference (I-J)
Std.
Từ 10 năm trở lên Trên 5 đến dưới 10 .53741* .13025 .001 Từ 3 đến 5 năm .35827* .10788 .015 Dưới 3 năm 1.32548* .13142 .000 Trên 5 đến dưới 10 Từ 10 năm trở lên -.53741* .13025 .001 Từ 3 đến 5 năm -.17914 .08129 .164 Dưới 3 năm .78807* .11064 .000 Từ 3 đến 5 năm Từ 10 năm trở lên -.35827* .10788 .015 Trên 5 đến dưới 10 .17914 .08129 .164 Dưới 3 năm .96721* .08315 .000 Dưới 3 năm Từ 10 năm trở lên -1.32548* .13142 .000 Trên 5 đến dưới 10 -.78807* .11064 .000 Từ 3 đến 5 năm -.96721* .08315 .000
Sig Welch của Robust Tests = 0,000 Dependent Variable: COMO The mean difference is significant at the 0.05 level. Test : Tamhane’s T2
Bảng 4.22. Mức độ cam kết của các nhóm thâm niên công tác (I) Thâm
niên công tác
(J)Thâm niên công tác
Mean
Difference (I-J) Sig.
Mức độ cam kết
Từ 10 năm trở lên Dưới 3 năm 1.32548* .000 1
Từ 3 đến 5 năm Dưới 3 năm .96721* .000 2
Trên 5 đến dưới10 Dưới 3 năm .78807* .000 3
Từ 10 năm trở lên Trên 5 đến dưới10 .53741* .001 4
Từ 10 năm trở lên Từ 3 đến 5 năm . 35827* .015 5
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Phân tích sâu Anova nhóm “Nơi làm việc”
Trường hợp biến “Cam kết gắn bó phát triển cùng tổ chức”: Giá trị Sig Levene (kiểm định F) bằng 0,000 < 0,05 giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các giá trị biến định tính “Nơi làm việc” vi phạm, nên phương sai giữa các nhóm làm việc tại các miền “Bắc”, “Trung”, “Nam” khác nhau, sử dụng giá trị Sig Welch của Robust Tests = 0,659 > 0,05. Do đó, khẳng định rằng không có sự khác biệt về mức độ “Cam
kết gắn bó phát triển cùng tổ chức” giữa các nhóm làm việc tại các vùng miền khác nhau trong mẫu nghiên cứu.
Trường hợp biến “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân”: (Bảng 4.18) giá trị Sig Levene (kiểm định F) bằng 0,000 < 0,05 phương sai vùng miền làm việc khác nhau, sử dụng giá trị Sig Welch của Robust Tests = 0,000 < 0,05 phương sai giữa các nhóm “Nơi làm việc” khác nhau, có sự khác biệt trung bình. Chuyển sang kỹ thuật phân tích sâu Anova, sử dụng kiểm định Tamhane’s T2 ở phần “Equal variances not assumed”.
Kết luận: Có sự khác nhau về mức độ “Cam kết gắn bó vì mục đích cá nhân” của người lao động giữa miền Trung với hai miền Nam và Bắc. Mức độ cam kết gắn bó miền Trung và Bắc cao hơn miền Trung và miền Nam.
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định sâu Anova biến vùng miền
(I) Vùng miền (J) Vùng miền Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.
Miền Bắc Miền Trung .23437* .05732 .000
Miền Nam .03119 .04306 .850
Miền Trung Miền Bắc -.23437* .05732 .000
Miền Nam -.20318* .05709 .001
Miền Nam Miền Bắc -.03119 .04306 .850
Miền Trung .20318* .05709 .001
Sig Welch của Robust Tests = 0,000 Dependent Variable: COMP The mean difference is significant at the 0.05 level. Test : Tamhane’s T2
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019
Tóm tắt chương 4:
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu bối cảnh nghiên cứu các doanh nghiệp CNTT thông tin ở Việt Nam: Lịch sử và quá trình phát triển của ngành, cơ cấu nguồn nhân lực chính của ngành cũng như những đóng góp CNTT cho sự phát triển của đất nước.
Tác giả cũng đã trình bày kết quả kiểm định nghiên cứu định lượng chính thức. Với cỡ mẫu 1.000 cùng các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến, giúp tác giả khẳng định được các giả thuyết nghiên cứu đưa ra ban đầu trong chương 2 đều được ủng hộ, không có giả thuyết nào bị bác bỏ. Đồng
thời, cũng xác định được mức độ tương quan giữa các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, xây dựng được hai phương trình hồi quy từ mô hình nghiên cứu cùng với phân tính giá trị trung bình sự khác biệt, bằng kiểm định Independent Samples T-Test và kiểm định phương sai One-way ANOVA.
CHƯƠNG 5
THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ