6. Bố cục luận án
2.2.2. Quan niệm của Daniel Denison
Công trình “Denison Organisational Culture Survey” (DOCS) được thực hiện bởi giáo sư nổi tiếng Daniel Denison (1990)
Nguồn: Denison (1990)
Denison đã đưa ra các thang đo hay còn gọi là tiêu chí để đánh giá, sự mạnh hay yếu của văn hoá một doanh nghiệp với 4 phương diện: Khả năng thích ứng, sứ mệnh, sự tham gia (sự tham chính) và sự gắn kết (tính nhất quán). Mỗi phương diện này đều mang 3 cách thức biểu hiện và sử dụng 2 chiều: Tập trung bên trong (hướng nội) so với Tập trung bên ngoài (hướng ngoại), Linh hoạt so với Ổn định.
Phương diện “Sự tham gia” và “Khả năng thích ứng” đề cập đến sự thay đổi và tính linh hoạt. “Tính nhất quán” và “Sứ mệnh” tập trung vào tính ổn định.
Sứ mệnh (định hướng dài hạn): Phương diện thể hiện là “Tầm nhìn”, “Hệ thống mục tiêu”, “Định hướng chiến lược” với ý nghĩa lãnh đạo chia sẻ định hướng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu cụ thể rõ ràng đến mọi thành viên trong tổ chức. Giúp cho tổ chức tạo nên một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh vô hình nội tại cho tổ chức.
Khả năng thích ứng: Gồm “Đổi mới”, “Định hướng khách hàng”, “Kỹ năng tổ chức” biểu hiện sự nhạnh bén, phản ứng linh hoạt với thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đưa ra những thay đổi chiến lược quản lý và phát triển con người để tạo nên những sản phẩm bắt kịp xu thế trong tương lai, yếu tố này khá quan trọng để khẳng định tổ chức tồn tại và phát triển
Sự tham gia: “Phân quyền”, “Định hướng làm việc nhóm”, “Phát triển năng lực” định hướng cho các nhà quản trị cần quan tâm đến sự cam kết gắn bó của người lao động, ổn định nguồn nhân lực, tạo động lực cho người lao động hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Tính nhất quán: “Giá trị cốt lõi”, “Sự đồng thuận”, “Hợp tác và hội nhập” chia sẻ giá trị cốt lõi, trao cho người lao động các giá trị nền tảng, đồng thuận của một tập thể gắn kết làm nên sự cạnh tranh về sức mạnh con nguồn nhân lực.