Bệnh gạo lợn (Cysticercosis cellulosae)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 69)

Là bệnh do ấu trùng sán dây gây nên.

4.2.5.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Do ấu trùng Cysticercus cellulosae – đây là ấu trùng của sán dây

Taenia solium.

- Ký chủ: Ký chủ của ấu trùng là lợn, lợn rừng, có khi cả chó, mèo, người. Ký chủ của sán dây trưởng thành là người.

- Vị trí ký sinh: Ấu trùng ký sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cơ mông, cơ liên sườn, cơ bụng, cơ quanh cột sống, cơ tim, não, mắt. Sán dây trưởng thành ký sinh ở ruột non của người.

4.2.5.2. Hình thái căn bệnh

- Ấu trùng Cys. cellulosae là một bọc màu trắng, trong có nước trong suốt. Đường kính 8 – 10mm, có khi chỉ 5mm, giống hình hạt gạo. Trên màng bên trong đính một đầu sán màu trắng cấu tạo giống đầu sán dây trưởng thành.

- Sán dây trưởng thành Taenia solium: Dài 2 – 7 m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám. Đỉnh đầu có mõm hút. Có hai hàng móc gồm 22 – 32 móc. Đốt cổ ngắn và hẹp. Sán có 700 – 1000 đốt. Đốt chưa thành thục có chiều dài ngắn hơn chiều rộng. Đốt chửa hình chữ nhật. Tử cung chia thành 7 – 12 nhánh. Trứng sán hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính 31 – 43µ.

4.2.5.3. Vòng đời

uống, ký chủ ăn phải thì nhiễm bệnh. Vào đến ruột non ký chủ, trứng sán nở thành ấu trùng 6 móc. Sau 24 – 72 giờ ấu trùng vào mạch máu, ống lâm ba ruột rồi theo máu tuần hoàn về vị trí ký sinh và phát triển dần thành một bọc có nước, sau 60 ngày có móc và giác hút ở trên đầu, lúc đó hình thành hạt gạo lợn hoàn chỉnh. Gạo có thể sống ở lợn nhiều năm. Số lượng gạo ở lợn có khi hàng nghìn do lợn nuốt phải đốt sán có nhiều trứng.

Nếu người bị bệnh gạo thường thấy ở não, mắt, da và tổ chức dưới da, cơ bắp, cơ tim, gan phổi…Khi người ăn phải thịt lợn gạo chưa nấu chín, vào đường tiêu hóa dịch dạ dày phân hủy màng ngoài, đầu sán nhô ra và cắm vào niêm mạc ruột non, lấy dinh dưỡng của ký chủ bằng cách thẩm thấu để phát triển thành sán dây trưởng thành T. solium và lại tiếp tục thải đốt già theo phân ra ngoài. Hoàn thành vòng đời cần khoảng 2 – 3 tháng. Sán

T. solium có thể tồn tại 25 năm ở người.

4.2.5.4. Dịch tễ học

- Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông và một số vùng có tập quán ăn thịt sống hoặc tái, hố xí chưa đảm bảo vệ sinh…Phạm Văn Khuê và cộng sự (1995) cho biết: Lợn Việt Nam nhiễm gạo là 0,39% phân bố ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng.

- Người cũng có thể bị bệnh do ấu trùng sán dây T.solium do các nguyên nhân sau: + Do nuốt phải trứng sán hoặc đốt sán lẫn vào thức ăn, nước uống….

+ Người có sán dây trưởng thành ký sinh, khi người nôn mửa, đốt sán chửa đã rụng theo sẽ nhu động ngược mà lên dạ dày lên hầu, một phần nôn ra ngoài, một phần nuốt trở lại dạ dày. Ở dạ dày, ấu trùng 6 móc nở ra theo máu về các cơ, não, mắt…mà thành gạo.

Theo Dinon (1961) thống kê 450 trường hợp người bị bệnh gạo lợn thì có 21,6% người có sán trưởng thành. Mao Chủ Bạch (1964) cho biết 164 người bị sán trưởng thành thì có 16,4% bị gạo lợn. Như vậy, người bị sán dây trưởng thành ký sinh cần được tẩy sớm để tránh bị bệnh gạo lợn.

4.2.5.5. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ở giai đoạn đầu, thai 6 móc di chuyển đến vị trí ký sinh, làm tổn thương tổ chức. Ấu trùng qua niêm mạc ruột gây tổn thương, xuất huyết niêm mạc ruột, thành mạch quản.

Khi gạo hình thành, do gạo chèn ép gây rối loạn chức năng của tổ chức: Ấu trùng đến các cơ tạo thành gạo gây tổn thương các sợi cơ, chèn ép cơ và làm cho gia súc đau đớn. Ấu trùng ký sinh ở não gây rối loạn thần kinh, nếu ở cơ tim gây rối loạn hoạt động của tim, nếu ở mắt gây mờ mắt, có thể bị mù.

- Tác động do độc tố: Ấu trùng tiết ra độc tố kích thích các sợi cơ và đầu mút dây thần kinh cảm giác gây đau đớn cho gia súc.

4.2.5.6. Triệu chứng, bệnh tích

* Triệu chứng:

- Lúc đầu con vật có biểu hiện đau bụng, ỉa chảy. Sau có các triệu chứng giảm dần, con vật có những biểu hiện lâm sàng tùy theo vị trí ký sinh của gạo:

+ Nếu ở cơ mí mắt, làm cho con vật bị mờ mắt, chảy nước mắt, nếu nặng sẽ gây mù mắt.

+ Nếu ở cơ lưỡi và cơ hàm sẽ làm liệt lưỡi, liệt hàm làm cho con vật khó lấy thức ăn, khó nhai, khó nuốt.

+ Nếu gạo ký sinh ở cơ tim gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim.

+ Nếu gạo ký sinh ở cơ chân thì gia súc đi lại khó khăn, có thể què không đi lại được. + Nếu có nhiều ở não thì thấy triệu chứng thần kinh (quay tròn).

+ Nếu nhiễm nhiều và gạo ký sinh ở toàn thân thì có triệu chứng viêm ruột, viêm gan, viêm hệ cơ toàn thân.

- Người bị gạo biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Triệu chứng biểu hiện tùy theo vị trí ký sinh của gạo: Nếu ở não thì gạo chèn ép, cản trở tuần hoàn máu, gây tụ máu. Nếu ở mắt thì gây hiện tượng mờ mắt, chảy nước mắt và có thể gây mù.

Triệu chứng thường thấy: nhức đầu, bại liệt, co giật, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị giác, suy nhược toàn thân.

Nếu gạo ở cơ sẽ gây mệt mỏi, đau cơ. Nếu gạo ở dưới da sẽ gây đau nhức, khó chịu. * Bệnh tích:

Mổ khám gia súc chết thấy trong cơ có những ấu trùng hình hạt gạo màu trắng.

4.2.5.7. Chẩn đoán

* Đối với con vật sống:

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh. Nhưng rất khó chẩn đoán vì triệu chứng không điển hình. Kiểm tra gạo ở cơ lợn khi còn sống bằng cách kiểm tra gạo ở cơ mí mắt, cơ lưỡi.

- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ: Ở khu vực đó có người ăn thịt sống, thịt tái không? Có bị sán dây trưởng thành ký sinh không?

- Kiểm tra bằng phương pháp biến thái nội bì: Dùng kháng nguyên được chế từ ấu trùng sán dây tiêm vào trong da 0,2 ml. Sau 15 – 45 phút quan sát nơi tiêm. Nếu sưng đỏ xác định là bị gạo; nếu sưng không đỏ nghi bị gạo; nếu không sưng, không đỏ không phải bị gạo.

Song phương pháp này độ chính xác không cao vì kháng nguyên đưa vào có phản ứng chéo với kháng thể do các giun, sán khác kích thích cơ thể sinh ra.

* Đối với gia súc chết:

4.2.5.8. Phòng và trị bệnh

- Điều trị: Chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh gạo cho người và lợn. Cần điều trị bệnh sán dây trưởng thành cho người.

- Phòng bệnh: Bệnh gạo lợn là bệnh chung cho người và gia súc do đó phải kết hợp chặt chẽ giữa thú y và y tế, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau: a. Xây dựng, củng cố và thực hiện nghiêm túc quy định kiểm nghiệm thịt

- Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ phát hiện lợn bị bệnh gạo để có biện pháp xử lý đúng với mục đích chính là bảo vệ sức khỏe cho người, phòng cho người không bị nhễm sán dây T. solium.

- Tại các nhà máy chế biến thịt, lò mổ ở các huyện, tỉnh, cần phải tiến hành kiểm nghiệm thịt một cách nghiêm túc trước khi đưa ra thị trường.

- Trong trường hợp phát hiện thấy gạo ở cơ thì cần phải có biện pháp xử lý tùy theo các mức độ: Nếu ở trên 40 cm2 thịt mà có trên 6 hạt gạo thì thịt phải hủy bỏ ngay bằng cách đem trôn hoặc chế biến làm thức ăn cho gia súc. Nếu ở trên 40 cm2 thịt mà có trên 3 hạt gạo thì phải xử lý 1 trong 3 biện pháp sau:

+ Cắt thành từng miếng 1 – 2 kg, dày 6 cm, đun sôi 2 giờ (ấu trùng chết ở 60 – 700C). Để diệt ấu trùng ở bên trong chú ý nếu cắt to hoặc dày quá thì nhiệt độ bên trong thịt không đủ diệt ấu trùng.

+ Ướp muối: Cho thịt vào nước muối đặc ướp 3 tuần lễ thì gạo chết.

+ Ướp lạnh: Ướp lạnh ở nhiệt độ - 100C đến - 150C từ 10 – 15 ngày. Sau đó phải thử sức sống của gạo trước khi dùng thịt này làm thực phẩm.

Cách làm: Bóc một số hạt gạo ở thịt đã ướp lạnh cho vào đĩa lồng chứa 98% dịch mật bò pha với nước sinh lý, để ủ ấm 39 – 400C khoảng 15 phút, nếu ấu trùng không chuyển động thì gạo đã chết.

- Tại những nơi không có có lò mổ tập trung, cán bộ thú y cần chú ý thường xuyên kiểm tra việc giết mổ lợn tại các gia đình và sản phẩm bán tại các chợ.

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vệ sinh phòng bệnh cho người, gia súc - Tuyên truyền vận động để người không ăn thịt sống, thịt tái.

- Tăng cường vệ sinh trong việc chăn nuôi lợn: Không nuôi lợn thả rông, vệ sinh thức ăn nước uống cho lợn.

- Người phải có hố xí 2 ngăn, tự hoại hoặc có biện pháp xử lý phân người để diệt trứng hoặc đốt sán dây và ngăn ngừa lợn ăn phải phân người.

c. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho sán dây cho người

- Ở những nơi người dân có tập quán ăn sống, thịt tái, phải chú ý đến khâu chẩn đoán bệnh cho nhân dân bằng cách hỏi bệnh và xét nghiệm phân để tìm đốt sán. Nếu người bị bệnh sán dây thì phải tẩy ngay và có thể sử dụng các loại thuốc sau: Thymol, Diclophen, dương sỉ đực… Ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc nam:

Hạy bí ngô (bỏ vỏ): 50 g.

Hạt cau: 70 – 100 g.

Sunfat magie: 20 – 30 g.

Cho ăn hạt bí lúc sáng sớm còn đói. Sau 1 – 2 giờ uống nước sắc hạt cau (nghiền hạt cau thành bột, cho 500 ml nước, đun sôi 1 giờ, nước cạn còn dộ 100 ml gạn qua vải màn, thêm 500 ml nước nữa, sắc lại 2 lần như trên, cuối cùng lấy độ 300 ml nước sắc đun lại còn 100 ml, lọc qua vải màn rồi uống). Sau nửa giờ cho uống thuốc Sulfat magie. Sau 40 phút đến 4 giờ, đầu và các đốt sán sẽ được tẩy ra ngoài.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 69)