Bệnh sán lá gan của súc vật nhai lại (Fasciolosis)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 35)

3.2.1.1. Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Bệnh sán lá gan do Fasciola giganticaFasciola hepatica gây nên nhưng gặp phổ biến là Fasciola gigantica.

- Ký chủ: Ký chủ cuối cùng là gia súc nhai lại: trâu, bò, dê, cừu. Cũng thấy ở lợn, ngựa, thỏ, một số động vật hoang dã và cả người. Ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaea: Lymnaea auricularia, L. swinhoei, L. viridis, Radix ovata….

- Vị trí ký sinh: Thường ký sinh ở ống dẫn mật, một số trường hợp thấy sán lá gan ký sinh ở tim, phổi, hạch lâm ba, tuyến tụy.

3.2.1.2. Đặc điểm hình thái căn bệnh

- Fasciola gigantica: dài 25 – 75mm, rộng 3 – 12mm, thân dẹp, hình lá, hai mép bên gần như song song nhau. Màu đỏ nâu hoặc nâu nhạt.

Không có “vai”, phần cuối thân hơi tù. Có hai giác bám ở rất gần nhau và ở phần đầu của sán, giác bụng lớn hơn giác miệng.

Hệ tiêu hóa: Lỗ miệng ở đáy giác miệng thông với hầu, thực quản. Ruột gồm hai manh tràng phân thành nhiều nhánh nhỏ.

trước tinh hoàn. Tử cung uốn khúc thành hình hoa ở giữa ống dẫn noãn hoàng và giác bụng. Tuyến noãn hoàng xếp dọc hai bên thân và phân nhánh. Sán trưởng thành có thể tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.

Trứng có màu vàng nâu, hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu nhỏ hơn có nắp trứng. Trứng có kích thước dài 0,125 – 0,17 mm, rộng 0,06 – 0,1 mm. Trong có phôi bào to đều, xếp kín vỏ.

- Fasciola hepatica: dài 18 – 51 mm, rộng 4 – 13 mm, thân dẹp hình lá, màu nâu nhạt. Phần đầu hình nón dài 3 – 4 mm chứa cả hai giác bám. Giác bụng lớn hơn giác miệng. Phía trước thân phình to và thon nhỏ dần về cuối thân sán, nên tạo thành “vai”. Bao bọc bên ngoài sán lá lớp bì cơ. Cấu trúc lớp này dưới kính hiển vi điện tử gồm hai phần: phần ngoài là thể hợp bào không có nhân, màng ngoài của phần này là nguyên sinh chất đông đặc lại. Dưới màng này là tế bào chất chứa không bào, những hạt nhỏ và ty lạp thể. Những gai cuticun cũng phân bố rải rác ở phần này là được phủ bằng lớp tế bào chất mỏng.

Phần bên trong là những tế bào hình lê, có nhánh tế bào chất liên hệ với phần ngoài qua màng đáy. Dưới màng đáy là lớp gian bào, có những lớp cơ vòng, cơ dọc nằm trong lớp này.

Cấu tạo cơ quan bên trong của F.hepatica tương tự F. gigantica. Kích thước trứng dài 0,13 – 0,15mm, rộng 0,07 – 0,09mm.

3.2.1.3. Vòng đời

Cần 1 ký chủ trung gian: ốc nước ngọt.

Sán lá gan trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật của gia súc nhai lại và một số súc vật khác. Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng, trứng theo dịch mật xuống ruột và theo phân ra ngoài.

Gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi (môi trường nước, nhiệt độ 15 – 300C, ánh sáng, pH = 5 – 7,7) sau 10 – 25 ngày trứng phát triển thành mao ấu. Dưới tác động của ánh sáng, mao ấu đẩy bật nắp trứng chui ra ngoài và bơi tự do trong nước (nếu thiếu ánh sáng, mao ấu không có khả năng chui ra khỏi vỏ trứng nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ trứng). Mao ấu dài 0,19mm, rộng 0,026mm, chúng tồn tại trong nước khoảng 40 giờ. Nếu gặp ký chủ trung gian là ốc nước ngọt, mao ấu vào cơ thể ốc, di chuyển vào gan, mất lông và phát triển thành bào ấu dài 0,15mm. Sau 15 - 30 ngày bào ấu phát triển thành 5 – 15 lôi ấu, sau đó lôi ấu lại tiếp tục phát triển thành 15 – 20 vĩ ấu (Cercaria) trong khoảng 32 – 40 ngày. Từ khi mao ấu phát triển thành vĩ ấu cần khoảng 30 – 80 ngày. Lúc này Cercaria qua miệng ốc ra khỏi môi trường ngoài. Mỗi ốc có thể mang 600 – 800 Cercaria. Sau vài giờ bơi lội trong nước, vĩ ấu rụng đuôi, tiết ra chất nhờn, dính và dần đông đặc lại tạo thành một lớp vỏ bọc bên ngoài. Khi đó vĩ ấu biến thành nang ấu (Adolescaria) lơ lửng trong nước hoặc bám vào cây cỏ thủy sinh. Nếu gia súc nhai lại

nuốt phải nang ấu, vào trong đường tiêu hóa thì lớp vỏ bọc bên ngoài của nang ấu sẽ bị phân hủy, giải phóng ra ấu trùng và di chuyển đến ống dẫn mật bằng 3 cách:

- Một số ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột vào máu, theo tĩnh mạch cửa gan vào gan, tiếp tục xuyên qua nhu mô gan đến thành ống dẫn mật, vào lòng ống dẫn mật và phát triển thành sán lá gan trưởng thành.

- Một số ấu trùng khác thì xuyên qua thành ruột vào xoang bụng, đến bề mặt gan xuyên qua nhu mô gan, thành ống dẫn mật vào lòng ống dẫn mật và phát triển thành sán lá gan trưởng thành.

- Một số ấu trùng sán lá gan di chuyển ngược dòng dịch mật từ ruột lên ống dẫn mật và phát triển thành sán lá gan trưởng thành.

Thời gian hoàn thành vòng đời từ 3 – 4 tháng. Fasciola trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của súc vật từ 3 – 5 năm, có khi tới 11 năm.

3.2.1.4. Dịch tễ học

Súc vật mắc bệnh Fasciola do ăn uống phải nang ấu có ở những đồng cỏ bãi chăn lầy lội, ẩm thấp hoặc ăn phải những cỏ cắt từ những nơi trên nhưng rửa chưa sạch, phơi chưa kỹ và bảo quản chưa chu đáo. Ngoài ra súc vật có thể nhiễm bệnh Fasciola qua bào thai. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan có biến động theo vùng. Những vùng lầy lội, ẩm thấp thì sán lá gan sẽ phát triển nhiều hơn so với những vùng cao. Vì vậy ở những vùng đồng bằng gia súc nhai lại bị nhiễm sán lá gan nhiều hơn vùng trung du và vùng núi.

Súc vật nhiễm bệnh thường tăng lên vào mùa ký chủ trung gian phát triển và ở các vùng nước có nhiều nang ấu, vĩ ấu. Cho nên những năm mưa nhiều số súc vật bị nhiễm sán cũng tăng lên hơn những năm nắng ráo, khô hạn.

Loài súc vật nước ta nhiễm sán nhiều là trâu (79,6%), bò ít hơn (36%), dê ít hơn cả (20%). Tuổi gia súc càng nhiều, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán càng tăng. Tính biệt không ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm sán lá gan.

Trứng sán dễ chết trong điều kiện khô hạn và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Trong điều kiện ẩm ướt (phân, hơi ẩm) trứng có khả năng duy trì sức sống khá lâu có thể tồn tại 8 tháng. Ở nhiệt độ thấp -50Cđến 150C phôi bị chết sau 2 ngày, từ 10 – 200C trứng ngừng phát triển và ở 40 – 500C phôi bị chết sau vài phút.

Dung dịch NaOH 2% làm phôi chết sau 2 phút. Creolin tác động yếu lên quá trình phát triển của phôi.

3.2.1.5. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Khi súc vật mới nhiễm bệnh, sán non trong cơ thể di hành làm tổn thương ruột, thành mạch máu, nhu mô gan, lách, phổi, cơ hoành, tuyến tụy….gây xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán non phá hủy tổ chức gan, trên đường di hành để lại trong gan những đường đầy máu và mảnh tổ chức gan bị phá hủy, thường những đường này

kéo dài đến lớp thanh mạc. Kết quả là gan bị viêm. Khi bị xâm nhiễm nhiều (có khi tới hàng nghìn sán), gia súc bị viêm gan nặng, thiếu máu do xuất huyết, có khi súc vật chết.

Sau khi xuyên qua nhu mô gan, sán chuyển vào ký sinh ở ống dẫn mật tiếp tục tăng kích thước, phát triển thành dạng trưởng thành. Những sán trưởng thành kích thích niêm mạc ống dẫn mật bằng gai cuticun trên cơ thể, làm viêm ống dẫn mật. Nếu nhiều sán ký sinh gây tắc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu sinh ra hoàng đản.

- Tác động do độc tố: Trong khi ký sinh, sán thường xuyên tiết độc tố làm biến đổi thành ống mật và mô gan. Độc tố vào máu gây trúng độc toàn thân. Độc tố của sán còn phá hoại máu, protein trong máu bị biến chất, albumin giảm, globulin tăng. Những sản phẩm trong quá trình hoạt động sống và mô, tế bào bị phân hủy của sán có những men tiêu hủy mạnh protein, lipit, glucoza, cũng gây tác hại cho cơ thể. Những chất này làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng bạch cầu, con vật thiếu máu, gầy còm đôi khi còn có triệu chứng thần kinh.

Độc tố còn tác động vào thành mạch máu, làm tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến rối loạn dinh dưỡng của cơ thể, gây ra thủy thũng.

- Tác động chiếm đoạt dinh dưỡng: Trong khi ký sinh ở ống mật, sán lá gan còn hút khối lượng máu khá lớn của ký chủ làm cho gia súc thiếu máu, mỗi ngày 1 sán dây lấy của ký chủ 0,2 ml máu.

- Tác động mang trùng: Ấu trùng di hành còn mang theo nhiều loại vi trùng tới một số cơ quan làm phát sinh bệnh truyền nhiễm hoặc gây viêm ở cục bộ.

3.2.1.6. Triệu chứng

Ở trâu, bò 1,5 – 2 năm tuổi, bệnh thường phát ra ở thể cấp tính, con vật dễ chết. Trâu, bò trưởng thành triệu chứng của bệnh không rõ thường ở thể mãn tính.

- Thể cấp tính: ít xảy ra, thường gặp ở giai đoạn sán non di hành trong cơ thể và khi nuôi dưỡng thiếu về số lượng, chất lượng, thiếu vitamin và canxi.

Con vật suy nhược, kém ăn, ỉa chảy, chướng bụng, miệng hôi, sốt. Gan sưng to và đau, thiếu máu, vàng da, đôi khi có triệu chứng thần kinh (run rẩy, loạng choạng, quay cuồng….). Con vật có thể chết do xuất huyết nặng, trúng độc, suy nhược toàn thân và ghép với bệnh khác.

- Thể mãn tính: phổ biến ở trâu, bò, dê, cừu trưởng thành được nuôi dưỡng tốt và sán đã ở giai đoạn trưởng thành, ký sinh trong ống mật với số lượng ít. Triệu chứng thể mãn tính xuất hiện sau thể cấp tính nửa tháng đến hai tháng.

Con vật suy nhược, ăn ít, chóng mặt, niêm mạc nhợt nhạt, lông mốc xù xì dễ nhổ nhất là vùng dọc hai bên sườn và dọc xương ức. Thủy thũng ở mi mắt, yếm, ngực. Con vật nhai lại yếu, khát nước, ỉa chảy xen kẽ, táo bón, gầy dần. Khi khám thấy gan to và đau. Con vật ho. Bò cái dễ sảy thai vì lượng canxi trong máu quá thấp. Lượng sữa có thể

giảm 20 - 50%. Đôi khi có triệu chứng thần kinh như quay cuồng. Nếu bệnh không được chữa con vật thường chết do kiệt sức.

3.2.1.7. Bệnh tích

Gan sưng, xung huyết, màu sắc của gan không đồng nhất, bề mặt gan có thể thấy những vệt màu đỏ thẫm hoặc trắng xám dài 2 – 4mm do sán non di hành, trong có sán non nhỏ, số lượng nhiều.

Sau 2 – 3 tháng cảm nhiễm, xuất hiện viêm gan mãn tính. Những nơi mô gan bị hủy, có những sẹo màu vàng xám. Gan xơ cứng, kiểm tra bằng kính hiển vi thấy: nhu mô gan mất màu, mép đôi khi tròn. Niêm mạc ống dẫn mật dầy lên do nhu mô liên kết tăng sinh. Thành ống dẫn mật có hiện tượng canxi hóa. Toàn hệ thống ống dẫn như những dây xơ cứng và ngoằn ngoèo trên mặt gan. Dùng kéo cắt dọc theo ống dẫn mật thấy trong lòng ống dẫn mật chứa đầy dịch nhờn màu nâu và có nhiều sán. Thành ống dẫn mật dày, xù xì. Khi nhiễm sán nhẹ, bệnh tích ở ống dẫn mật và bề mặt gan không thấy rõ. Khi nhiễm sán nặng: trâu, bò, dê, cừu…gầy rạc, máu loãng. Thịt màu xám. Xoang bụng, xoang ngực, xoang bao tim tích dịch phù trong suốt.

Ngoài gan và mật, còn thấy sán lá gan ở phổi của gia súc lớn (trâu, bò…).

Fasciola còn ký sinh ở bào thai súc vật có chửa do ấu trùng di hành theo đường tuần hoàn.

3.2.1.8. Chẩn đoán

* Chẩn đoán trên con vật đang sống:

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: suy nhược, da khô, lông xù, vàng da và niêm mạc, ỉa chảy….

- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ của bệnh.

- Xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan bằng phương pháp gạn rửa sa lắng qua lưới lọc hoặc bình lọc. Phương pháp này phổ biến nhưng chưa phát hiện được tất cả mọi gia súc nhiễm Fasciola, nhất là những súc vật nhiễm ít hoặc ở giai đoạn sán còn non. Muốn nâng cao độ phát hiện trứng Fasciola bằng phương pháp này cần phải làm nhiều lần. Cần phân biệt trứng Fasciola với trứng Paramphistomum.

Bảng 3.1. Phân biệt trứng Fasciola với trứng Paramphistomum

Đặc điểm hình thái Trứng Faciola Trứng Paramphistomum

Màu sắc Vàng sẫm Xám nhạt

Hình dạng Hai đầu thon nhỏ gần đều nhau Một đầu to, một đầu nhỏ

Tế bào noãn hoàng To đều nhau, xếp kín vỏ Tập trung thành cụm, phân bố

không đều, không xếp kín vỏ. - Chẩn đoán bằng phương pháp biến thái nội bì: Dùng kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng nơi tiêm để phát hiện bệnh. Tuy nhiên việc chẩn đoán bằng kháng nguyên

Tiến hành mổ khám để tìm sán lá gan ở giai đoạn ấu trùng, trưởng thành và kiểm tra bệnh tích.

3.2.1.9. Điều trị

* Trước đây thường dùng một số loại thuốc sau:

- Tetraclorua cacbon (CCl4): Trâu bò dùng liều 0,4ml/kg TT ( liều tối đa không quá 20ml). Có thể tiêm bắp thịt hai bên cổ hoặc tiêm thẳng vào dạ cỏ, cũng có thể cho uống, tiêm dưới da nhưng súc vật dễ trúng độc và hiệu lực thấp.

Dê, cừu, lợn dùng 2 – 3 ml/con. Dê, cừu 6 – 12 tháng tuổi 1 ml/con.

Thuốc có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm yếu tim mạch, gây thoái hóa tế bào gan. Để tránh trúng độc trước khi dùng thuốc 1 – 2 tuần nên tiêm Gluconatcanxi 5%: 5ml, cho thức ăn có canxi và vitamin.

- Hexacloretan (C2Cl6): còn gọi là Fasciolin, thường dùng cho bò vì ít xảy ra trúng độc hơn CCl4. Thường dùng cho bò vì ít xảy ra trúng độc hơn CCl4. Thuốc dùng đường uống với liều 0,2 – 0,4g/kgTT.

Hiện tượng trúng độc thường xảy ra ở súc vật cho sữa vì rối loạn trao đổi canxi. Triệu chứng ngộ độc: kém ăn, tiêu chảy, chướng bụng…Để tránh ngộ độc, trước 1 ngày tẩy sán và 3 ngày sau khi dùng thuốc không cho súc vật ăn thức ăn có đường, giàu protit và dễ lên men.

- Haxaclorofen (2,2 metilen - bis): Cho uống với liều 17 mg/kgTT. Không dùng cho bò chửa từ tháng thứ 7 trở đi. Thuốc có tác dụng với cả sán non.

- Zanil (Fasciozanida): liều dùng 15mg/kgTT, cho uống. * Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc phổ biến:

- Dertil: Thuốc dùng dưới dạng viên to, màu xanh. Liều dùng: Trâu: 8 – 9 mg/kgTT.

Bò: 5 – 6 mg/kgTT. Dê: 5 – 8 mg/kgTT.

Hòa nước cho uống hoặc gói vào lá chuối non đưa sâu vào trong miệng gia súc. Thuốc có tác dụng với cả sán non, hiệu lực cao và an toàn.

- Han- Dertil: Liều dùng: Trâu, bò, dê, cừu: 1 viên/40 – 60 kgTT. Cách dùng: giống như dùng thuốc Dertil.

- Fasciolid 25%: Hoạt chất chính là Nitroxynil. Dung dịch màu vàng nâu. Liều dùng 0,04 ml/kgTT, tiêm dưới da.

- Fasinex: Dùng với liều 10 – 12 mg/kgTT cho uống.

3.2.1.10. Phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh có hiệu quả, cần biết cụ thể chu trình phát triển, tình hình dịch tễ của bệnh, sinh thái của ký chủ trung gian trên cơ sở đó đề ra biện pháp phòng ngừa tổng hợp gồm:

- Định kỳ tẩy trừ giun sán cho súc vật để ngăn chặn mầm bệnh gieo rắc và phòng ngừa cho súc vật tái nhiễm. Nên định kỳ tẩy sán lá gan ít nhất 2 lần/năm. Lần đầu vào mùa xuân, lần thứ hai vào cuối thu.

- Tập trung phân của gia súc, ủ phân theo phương pháp sinh vật học để tiêu diệt trứng sán lá gan.

- Diệt ký chủ trung gian mang ấu trùng sán lá gan bằng các biện pháp cơ học (bắt, diệt ký chủ trung gian), biện pháp hóa học (dùng các chất hóa học có khả năng diệt ốc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 35)