Phân bộ ghẻ (Sarcoptiformes)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 140)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

7.2.4. Phân bộ ghẻ (Sarcoptiformes)

- Ghẻ ngầm: Sarcoptiformes

- Ghẻ da: Psoroptidae 7.2.4.1. Họ ghẻ Sarcoptidae

Trong họ này có giống Sarcoptes ký sinh trên nhiều loại gia súc.

Bệnh ghẻ ngầm gây tác hại cho lớn cho trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu…Hầu hết đều do các phân loài Sarcoptes scarbiei gây ra.

* Hình thái ghẻ ngầm Sarcoples scabiei

Con đực dài 0,2 – 0,35 mm, con cái dài 0,35 – 0,5 mm. Màu xám bóng hoặc vàng nhạt. Thân hình bầu dục hay tròn. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, khoảng cách giữa các vân đều có tơ, gai và vảy tam giác với mũi nhọn đều hướng về phía sau. Không có mắt. Lỗ âm môn của con cái ở con cái sau chân 3. Lỗ sinh dục của con đực ở giữa đôi chân 3. Lỗ hậu môn ở phía sau mặt lưng.

Có 4 đôi chân, mỗi đôi chân gồm năm đốt. Cuối bàn chân có giác trong với ống cán dài không phân đốt. Giác bàn chân là một tiêu chuẩn định loài và phân biệt đục cái (con đực có giác bàn chân I, II, IV, con cái chỉ có 2 chân trước). Chân có nhiều tơ rất dài. Đầu giả ngắn, bầu dục, có một đôi xúc biện 3 đốt và một đôi kìm.

* Vòng đời

Cái ghẻ ngầm xâm nhập vào lớp biểu bì, đào rãnh, lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Con đực và cái giao phối ở rãnh. Con cái đẻ 40 – 50 trứng trong 3 -7 ngày rồi nở thành ấu trùng. Ấu trùng gần giống ghẻ trưởng thành, nhưng chỉ có 3 đôi chân, 2 đôi chân trước có giác bàn chân, đôi thứ 3 có tơ dài. Ít lâu sau, ấu trùng biến thái thành thiếu trùng có 4 đôi chân, 2 đôi trước có giác bàn chân, 2 đôi chân sau có tơ như ghẻ trưởng thành, nhưng chưa có lỗ sinh dục. Sau ít lâu, thiếu trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành.

Thụ tinh xong con đực chết, con cái dào rãnh trong biểu bì để đẻ trứng. Ghẻ luôn tiến về phía trước vì gai lưng mũi nhọn hướng về phía sau không lùi được. Trong rãnh đằng sau ghẻ cái thấy những điểm đen là phân của ghẻ và cách quãng lại thấy có trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Sau khi được nở ra, ấu trùng đào thủng mái của rãnh thoát ra ngoài. Hoàn thành vòng đời cần 15 – 20 ngày (ở điều kiện thích hợp).

S.scabiei ký sinh hầu hết ở da của hầu hết gia súc gây thành bện ghẻ ngầm, hay gặp ở nghé, chó, ngựa. Bệnh lây truyền bằng tiếp xúc qua dụng cụ, quần áo người chăn nuôi, hoặc da tiếp xúc cọ sát giữa súc vật, do chuồng nuôi chật chội. Bệnh phát triển nhiều vào mùa đông thu, vào mùa hè ít hơn vì ánh năng mặt trời làm ghẻ chết.

* Triệu chứng

Có 3 triệu chứng chính là ngứa, rụng lông và đóng vảy.

- Ngứa: Do ghẻ đào hang và tiết nước bọt có độc tố kích thích vào tổ chức biểu bì. Con vật ngứa nhiều, gãi bằng chân, cắn những chỗ nó với tới, cọ sát liên tục vào tường, máng ăn, cây và cả những con đứng cạnh.

ghẻ cái trong ba tháng sinh sản một quần thể 150000 con) chúng không tập trung một số nơi mà di cư khắp cơ thể. Vì vậy mà những chỗ rụng lông lan rộng và tăng nhanh. Cần phân biệt hiện tượng rụng lông do các nguyên nhân khác nhau:

+ Rụng lông do ghẻ ngầm thì dụng toàn bộ, đều và lan chậm.

+ Rụng lông do rận ăn lông thì những chỗ rụng không đều, không rụng hết lông, lông như bị cắt.

+ Rụng lông do mạt (ở ngựa) thì chỗ rụng rộng từ 5 – 10 mm, lan rộng rất nhanh, chỉ sau 1 – 2 đêm là khắp cơ thể.

- Đóng vẩy: những chỗ ngứa đều có mụn nước to như đầu đinh ghim. Mụn phát triển xung quanh một con ghẻ cái do nước bọt của ghẻ cái kích thích. Do gãi, cọ sát. Mụn bật ra và mất đi, để lại những vết thương rồi tương dịch chảy ra, cùng với máu và những mảng thượng bì khô tại chỗ đóng thành vảy màu nâu nhạt, có khi dày đến 3 – 4 mm. Những chỗ rụng lông tiếp tục lan rộng và tăng thêm, nối liền nhau thành những mảng ngày càng lan rộng. Sau 5 – 6 tháng, da hoàn toàn bị trụi, đóng vẩy dày và nhăn nheo, có mùi hôi do chất nhờn trong các tuyến da tiết quá nhiều rồi lên men.

Bệnh ghẻ ngầm làm cho chức năng của da không hoạt động được, con vật ngứa ngáy liên tục, không ngủ được nên gầy dần rồi gầy dần và chết.

Như vậy bệnh tiến triển theo 3 thời kỳ nối tiếp nhau: thành điểm lỗ chỗ, thành mảng rồi lan ra toàn thân.

* Bệnh tích

Viêm nội bì, có nhiều rãnh có ghẻ cái và trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau và có những chấm đen trên da do ghẻ thải phân.

* Chẩn đoán

Kết hợp giữa các phương pháp như soi kính tìm trứng ghẻ, tìm cái ghẻ và căn cứ vào tình hình dịch tễ để chẩn đoán.

- Cách lấy bệnh phẩm (vẩy ghẻ): Dùng nước ấm, xà phòng hoặc thuốc tím 1% rửa sạch da và cắt lông chỗ có bệnh tích mới (giao điểm chỗ da bị ghẻ và chỗ da lành vì cái ghẻ thường tập trung ở đây). Dùng dao cạo thẳng vào da đến chảy máu ra là được, lấy bệnh phẩm cho vào ống nghiệm.

- Cách kiểm tra cái ghẻ chết trong da:

+ Dùng dầu hỏa: Đặt vẩy ghẻ lên phiến kính, cho vài giọt dầu hỏa lên, ép một phiến kính khác cho nát vẩy. Soi kính hiển vi để phát hiện cái ghẻ.

+ Cách ngưng cặn: Cho vẩy ghẻ vào ống nghiệm có 5 – 10 ml NaOH 10% ngâm 2 giờ rồi đun nóng vài phút, ly tâm 5 phút. Lấy cặn soi kính có thể tìm trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ghẻ trưởng thành.

+ Phương pháp phù nổi: Lấy cặn theo cách ngưng cặn trên cho vào ống nghiệm có Natri hyposufit 60 % để yên 10 phút, cái ghẻ sẽ nổi lên trên, vớt lên phiến kính, soi kính hiển vi.

- Kiểm tra cái ghẻ sống: Có thể làm phương pháp trực tiếp hoặc dùng nước nóng. + Phương pháp trực tiếp: Cho bệnh phẩm lên phiến kính, nhỏ lên đó 1 – 2 giọt Glyxerin 50%. Soi kính tìm cái ghẻ sống.

Hoặc lấy dao sạch có thấm Glyxerin 50% cạo vào da, lông, chất bám ở da rồi cho lên phiến kính để soi kính hiển vi.

+ Dùng nước nóng: Dùng dao cạo sạch lấy mụn ghẻ cho vào nước nóng 37 – 400C. Giữ nóng trong 1 – 2 giờ, ghẻ cái sẽ bò lên bề mặt vảy. Cho lên phiến kính để soi kính tìm cái ghẻ.

* Phòng và điều trị

- Khi chữa bệnh ghẻ gầm cần chú ý:

+ Phân biệt các loài gia súc vì mỗi loài có sức chịu đựng khác nhau. Ví dụ: Thỏ không thích hợp với tắm, con vật quá gầy, sốt không nên chữa.

+ Cắt lông, cạo các vết mụn, tắm xà phòng trước khi bôi thuốc. + Tránh không để cái ghẻ vung vãi xung quanh.

+ Cần chữa tiếp lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 cái ghẻ mới chết hết. + Cần chọn phương pháp chữa: tắm, xát, phun.

+ Sau khi chữa, làm vệ sinh chuồng trại.

- Dùng thuốc: Trước khi dùng thuốc điều trị cần phải tắm trải cho gia súc sạch sẽ, làm bong vẩy ghẻ để cho thuốc tiếp xúc với ghẻ.

+ Lá đào hoặc vỏ cây xà cừ: Sắc thật đặc cho con vật tắm. + Ivermectin: 0,002 – 0,005 ml/kgTT. Tiêm bắp.

+ Hanmectin – 25:

Trâu, bò: 0,8 ml/10 kgTT. Thỏ: 0,2 ml/10 kgTT.

Dê, cừu: 0,8 ml/10 kgTT. Chó mèo: 0,1 – 0,15 ml/10 kgTT.

Lợn: 1,2 ml/10 kgTT.

7.2.4.2. Họ ghẻ psoroptidea

Giống Psoroptes. Trong giống này có loài P.communis phổ biến ở gia súc. Loại này thì có các phân loài sau:

- P.communis ovis: ký sinh ở da cừu.

- P.communis equi: ký sinh ở cổ, lưng, đuôi ngựa.

- P. communis capracP.cuniculi: ký sinh ở tai dê và thỏ. - P.bovis: ký sinh ở đuôi trâu bò

Hình thái chung: thân hình bầu dục, chân dài hơn Sarcoptes, nhất là 2 chân trước. Con đực chân 1, 2, 3 đều có giác bàn chân. Con cái chân 1, 2, 4 có giác bàn chân

Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và điều trị: giống Sarcoptes.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w