Bệnh giun phổi lợn (Metastrongylosis)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 124)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

5.10.1. Bệnh giun phổi lợn (Metastrongylosis)

- Căn bệnh: Bệnh do 3 loài giun tròn họ Metastrongylidae gây ra: M. elongatus, M. pudendotectus, M. salmi.

- Ký chủ: Ký chủ cuối cùng: lợn, ký chủ trung gian: giun đất.

- Vị trí ký sinh: Ký sinh ở khí quản và chi nhánh khí quản của lợn nhà, lợn rừng.

5.10.1.2. Hình thái căn bệnh

- Hình sợi chỉ, màu trắng hoặc vàng nhạt, túi miệng nhỏ, đầu có 2 môi chia thành 3 thùy. Các sườn của túi giao hợp bị thoái hóa. Giun cái đẻ trứng có ấu trùng, âm hộ ở gần hậu môn và có nắp âm hộ.

- M. elongatus: Giun đực dài 12 – 16 mm, túi giao hợp nhỏ. Hai gai giao hợp dài giống hình sợi chỉ, đầu mút gai có móc nhỏ, không có bánh lái.

Giun cái dài 20 – 30 mm, đuôi cong về phía bụng, âm hộ ở đoạn cuối, có nắp âm đạo dài 2mm. Trứng có kích thước 0,04 – 0,054 mm x 0,032 – 0,044, hình bầu dục lớp vỏ ngoài gồ ghề răng cưa, trong trứng có ấu trùng.

- M. pudendotectus: Giun đực dài 16 – 18 mm, giun cái dài 19 – 37 mm. Túi giao hợp lớn, gai giao hợp ngắn, có bánh lái gai giao hợp. Giun cái âm đạo ngắn 0, mm. Trứng 0,057 – 0,063 x 0,039 – 0,042 mm.

- M. salmi: Giun đực dài 14 – 17 mm, gai giao hợp rất giống nhau, dài 2,20 – 2,37 mm. Giun cái dài 40 mm, nắp âm hộ nhỏ hơn 2 loài trên. Âm đạo dài 1,5 mm. Trứng có kích thước 0,04 – 0,05 x 0,03 – 0,04 mm.

5.10.1.3. Vòng đời

Trong vòng đời của 3 loài này đều cần 1 ký chủ trung gian là giun đất.

Giun cái đẻ trứng ở khí quản, chi nhánh khí quản của lợn. Khi ho trứng theo đờm tới hầu rồi xuống ruột theo phân ra ngoài, sống được ở nơi ẩm ướt một thời gian dài. Ấu trùng nở ra có thể sống trong đất ẩm 3 tháng. Những trứng và ấu trùng này không gây nhiễm cho lợn. Chỉ khi giun đất nuốt phải ấu trùng qua 2 lần lột xác, sau 10 – 12 ngày mới thành ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng gây nhiễm sống ở thành thực quản và mạch máu giun đất. Nếu giun đất chết, ấu trùng sống được 2 tuần trên đất ẩm. Khi lợn nuốt phải ấu trùng có sức gây bệnh hoặc giun đất thì ấu trùng chui vào thành ruột, rồi vào hạch lâm ba, màng treo ruột, theo máu về phổi, chui qua mạch máu phổi vào phế bào, rồi về chi nhánh khí quản và phát triển thành giun trưởng thành.

Hoàn thành vòng đời cần 25 – 30 ngày. Tuổi thọ của giun không quá 1 năm.

5.10.1.4. Dịch tễ học

- Đường truyền bệnh: Lợn đào bới quanh chuồng nên ăn phải giun đất có ấu trùng giun phổi lợn. Lợn nuôi nhốt vẫn nhiễm giun phổi do ăn rau củ có lẫn ấu trùng gây nhiễm.

- Vùng đất cát, khô hạn ít có giun đất, vùng ẩm ướt và có nhiều phân, rác, lá cây có nhiều giun đất. Vì vậy tỷ lệ nhiễm giun phổi ở miền núi thường cao hơn miền trung du

- Mùa: Mùa mưa và hàng năm mưa nhiều, độ ẩm cao giun đất phát triển nhiều nên bệnh giun phổi thấy nhiều, mùa đông khô hạn bệnh giảm.

5.10.1.5. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ấu trùng di hành phá hoại thành ruột, hạch lâm ba, mạch máu và tổ chức phổi. Giun phổi ký sinh ở khí quản, chi nhánh khí quản gây viêm phổi và các chi nhánh khí quản sinh ra dịch rỉ viêm, làm cho đường dẫn khí bị trở ngại. Khi đó gia súc khó thở, ho.

- Tác động do độc tố: Giun tiết độc tố vào máu làm lợn trúng độc, chậm lớn, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh khác. Nếu nặng có thể chết.

- Tác động mang trùng: Trong quá trình di hành, ấu trùng còn mang theo vi khuẩn vào phổi gây viêm phổi, vào khí quản gây viêm khí quản.

5.10.1.6. Triệu chứng

Khi bị nhẹ triệu chứng không rõ. Khi bị nặng con vật gầy còm, suy dinh dưỡng, ho. Hiện tượng ho rõ nhất vào sáng sớm và buổi tối. Giai đoạn đầu con vật vẫn ăn bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, ít cử động. Kiểm tra máu thấy bạch cầu ái toan tăng, hồng cầu giảm. Giai đoạn cuối con vật thở khó cuối cùng chết.

5.10.1.7. Chẩn đoán

- Kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với kiểm tra phân tìm trứng bằng phương pháp Cherbovick. Có thể chẩn đoán bằng phương phản ứng nội bì: nạo niêm dịch khí quản và chi nhánh khí quản lợn bị bệnh chế kháng nguyên, tiêm nội bì tai 0,2 ml, sau 5 – 15 phút chỗ tiêm sưng to, đường kính trên 1 cm là dương tính và ngược lại là âm tính.

- Mổ khám tìm giun ở phổi.

5.10.1.8. Điều trị

Iod: 1 g

Iodua kali: 2 g Nước cất: 1500 ml

Hòa tan qua 4 lớp vải màn hoặc giấy lọc, sát trùng cách thủy. Iod: 2 g.

Iodua kali: 2 g. Procain: 3,75 g.

Hòa tan, lọc, sát trùng các thủy.

(Thuốc này tốt hơn thuốc trên vì giảm được tính kích thích).

Liều 0,5 ml/kgTT. Có thể tiêm thành 2 – 3 lần, cách nau 1 – 3 ngày, mỗi lần tiêm không quá 10 ml.

- Levamisol: 6 – 6,5 mg/kgTT. Tiêm dưới da hoặc bắp thịt. - Tetramisol: 6 – 6,5 mg/kgTT. Tiêm dưới da hoặc bắp thịt.

- Định kỳ tẩy giun phổi cho lợn 2 lần/năm. - Ủ phân lợn để diệt trứng giun phổi.

- Không nuôi lợn thả rông.

- Nền chuồng phải lát gạch hoặc láng xi măng.

- Phải rửa sạch các loại rau trước khi cho lợn ăn sống.

- Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn để tăng sức đề kháng. Chú ý không nên diệt ký chủ trung gian (giun đất) vì nó là loài có lợi.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 124)