Bệnh giun tóc (Trichocephalosis)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 118)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

5.9.1. Bệnh giun tóc (Trichocephalosis)

5.9.1.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

Bệnh do giống Trichocephalus, bộ phụ Trichocephalata, họ Trichocephalidae gây nên. - Căn bệnh: Do các loài giun: Trichocephalosis suis, T. ovis, T. Skrjabini.

- Ký chủ: Trichocephalosis suis: ký sinh ởlợn; T. ovis, T. Skrjabini: ký sinh ở gia súc nhai lại.

- Vị trí ký sinh: Ruột già.

5.9.1.2. Hình thái căn bệnh

- T. Suis: Giống một sợi tóc, màu trắng, cơ thể chia 2 phần rõ rệt, thực quản có các tế bào xếp thành chuỗi hạt dài tới 2/3 chiều dài cơ thể. Phần sau to, ngắn, bbeen trong là ruột và cơ quan sinh sản.

Giun đực dài 20 – 52 mm, đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại. Chỉ có gai giao hợp dài 5 – 7 mm, được bao bọc trong 1 cái màng có nhiều gai nhỏ bao phủ. Giun cái dài 39 – 53 mm, đuôi thẳng. Âm hộ ở đoạn cuối thực quản. Trứng giun tóc hình hạt chanh, màu vàng nhạt, kích thước 0,05 – 0,06 x 0,027 – 0,03 mm.

- T. ovis: Giống giun tóc lợn. Giun đực dài 50 - 80 mm, đoạn trước dài 3/4 cơ thể. Đuôi tù, gai giao hợp dài 5 – 6 mm, được bao bọc trong q túi gai giao hợp có rất nhiều lông. Giun cái dài 35 – 70 mm, đoạn trước dài 2/3 – 4/5 cơ thể. Âm hộ ở đoạn cuối thực quane. Trứng có kích thước 0,07 – 0,08 x 0,03 – 0,04 mm.

- T. skrjabini: Giun đực dài 41,5 – 48 mm, rộng nhất 0,5 – 0,61 mm. Phần trước nhỏ dài 28 – 33,5 mm, phần sau 12 – 15,4 mm. Gai giao hợp ngắn, đầu gai giao hợp có hình mũi nhọn cùn, ngắn. Bao gai giao hợp thò ra ngoài hoàn toàn, dài 0,36 mm.

Giun cái dài 43,1 – 52,7 mm, rộng nhất 0,72 – 0,78 mm. Phần trước (thực quản) dài 31 – 41 mm, phần sau hơi cong có khi thẳng. Âm hộ ở sau thực quản. Cũng giống như T. ovis, ở vùng âm hộ có 1 bướu hình ống do biểu bì co lại, cong về phía sau và phủ những gai nhỏ. Đầu trên tử cung thẳng hoặc hơi cong và chứa 1 hàng trứng. Trứng có kích thước 0,072 – 0,078 x 0,008 – 0,01 mm.

5.9.1.3. Vòng đời

Không cần ký chủ trung gian.

Giun cái đẻ trứng trong ruột già ký chủ. Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi qua 15 – 28 ngày trứng phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Trứng này theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa của ký chủ, ấu trùng nở ra, chui sâu vào niêm mạc ruột già, tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành.

Thời gian hoàn thành vòng đời trong cơ thể ký chủ tùy theo loài giun tóc: T. suis

cần 30 ngày, T. ovis cần 46 – 52 ngày, T. skrjabini cần 42 – 46 ngày.

- Tác động cơ giới: Giun tóc có phần đầu nhỏ, dài, phần này cắm sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương niêm mạc ruột, xuất huyết và mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ. Do vậy gia súc dễ mắc các bệnh ghép với bệnh giun tóc.

- Tác động do độc tố: Trong quá trình ký sinh giun tiết độc tố làm cho gia súc trúng độc, coi cọc, chậm lớn.

- Tác động chiếm đoạt dinh dưỡng: Giun tóc lấy dịch tổ chức ruột để sống ra hiện tượng xuất huyết, viêm ruột và dẫn đến ỉa chảy.

5.9.1.5. Triệu chứng

- Ở lợn: Khi nhiễm nhẹ thì triệu chứng không rõ. Khi nặng thì con vật gầy yếu, thiếu máu trong phân lẫn máu và niêm mạc ruột. Con vật có khi bị kiết lị. Bệnh thường thấy ở lợn con. Lợn mẹ và lợn 6 tháng tuổi vỗ béo rất ít bị bệnh.

- Ở gia súc nhai lại: Triệu chứng không rõ, khi nặng thì ỉa chảy, thiếu máu, gầy sút.

5.9.1.6. Bệnh tích

Xác chết gầy, có nhiều giun ở ruột già (nhất là manh tràng). Một số giun cắm sâu vào niêm mạc ruột làm cho niêm mạc ruột sần sùi và phải kéo mạnh mới lấy ra được. Trên niêm mạc ruột có nốt loét to bằng hạt đậu xanh. Khi bị nhiễm nặng toàn bộ manh tràng xuất huyết màu hồng sẫm, niêm mạc ruột bị bong ra.

5.9.1.7. Chẩn đoán

- Xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun.

- Có thể mổ khám gia súc tìm giun, kiểm tra bệnh tích ở ruột già (manh tràng).

5.9.1.8. Điều trị

- Levamisol: 15 mg/kgTT, cho uống; 6 – 6,5 mg/kgTT, tiêm dưới da. - Mebendazol 10%: 150 – 200 mg/kg TT, cho uống.

5.9.1.9. Phòng bệnh

Áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh tổng hợp như các bệnh giun đũa, giun kim.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 118)