Phân bộ ve Ixodoidea (Ixodidies)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 138)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

7.2.1. Phân bộ ve Ixodoidea (Ixodidies)

Tất cả các ve thuộc phân bộ này đều ký sinh. Gồm 3 họ:

a. Họ ve cứng (Ixodoidea)

- Hình thái cấu tạo: Có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng ve trưởng thành ấu trùng và trĩ trùng. Cơ thể gồm hai phần chính: Đầu giả và thân. Trên đầu giả mang một đôi kìm, tấm dưới miệng có nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện. Đáy đầu giả có 2 hố hình tròn hoặc bầu dục ở mặt lưng với nhiều lỗ nhỏ là cơ quan cảm giác. Mặt lưng có mai lưng phủ kín (ve đực) hoặc chỉ phủ một phần phía trước (ấu trùng, thiếu trùng, ve cái). Trên mai lưng thường có mắt, rãnh cổ, rãnh cạnh, rãnh giữa sau và mấu đuôi. Mặt bụng mang bốn đôi chân. Mỗi chân gồm các đốt: Háng, chuyển, đùi, ống, trước bàn, bàn và đệm vuốt, vuốt. Lỗ sinh dục ở phía trước bụng. Lỗ hậu môn ở phía nửa sau bụng ve. Hầu hết ve cứng đều có rãnh hậu môn (trừ Boophilus) và các mai cạnh hậu môn, mai phụ, mai dưới hậu môn. Ve đực thường có những tấm mai bụng. Tấm thở hình tròn, bầu dục, hình trứng hoặc hình dấu phẩy, ở dưới đốt háng của đôi chân IV.

- Vòng đời: Ve đực và ve cái ký sinh và ký chủ và giao phối, sau khi hút no máu rơi xuống đất. Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất, có màng nhầy bảo vệ. Trứng ve nhỏ, hình cầu, màu vàng nâu hay nâu sẫm. Sau một thời gian, trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng bò lên cây cỏ, ẩn dưới lá cây (nhất là cây có lông như sim, mua, cỏ tranh). Khi ký chủ đi qua, ấu trùng nhanh chóng bám vào ký chủ, hút no máu rồi biến thái ngay trên ký chủ đó hoặc rơi xuông đất thành thiếu trùng. Thiếu trùng lại hút no máu thành ve trưởng thành và tiếp tục chu kỳ trên.

Mỗi loài ve trong vòng đời cần số lượng ký chủ khác nhau. Chia 3 nhóm:

+ Ve 1 ký chủ: Tất cả các giai đoạn phát triển đầu hút máu và biến thái ngay trên cùng một ký chủ (ví dụ: ve Boophilus microplus).

+ Ve 2 ký chủ: Ấu trùng hút no máu và biến thành thiếu trùng trên cùng một ký chủ. Sau khi hút máu, thiếu trùng rơi xuống đất biến thái thành ve trưởng thành. Ve này bò lên loài ký chủ khác (có khi lại bám vào loại ký chủ cũ) để hút máu. Hầu hết ve 2 ký chủ ký sinh trên các loài chân guốc (bò, cừu).

+ Ve 3 ký chủ: Mỗi giai đoạn phát triển từ ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành sau khi hút no máu đều rơi xuống đất, biến thái rồi lại bám vào ký chủ mới (ký chủ này có thể nhiều loài hay ký chủ khác nhau cùng loài.

Sự phát triển của ve cứng có thể tóm tắt như sau:

Trứng Ấu trùng Thiếu trùng Trưởng thành (3 đôi chân) (4 đôi chân) (4 đôi chân) * Giống Boophilus

- Ở nước ta chỉ mới phát hiện ra loài Boophilus microplus có đặc điểm: ve đực nhỏ hơn ve cái, có mẩu đuôi nhỏ, nhọn. Háng I và háng III đều có 2 cựa. Tấm gần hậu môn có 2 cựa hẹp. Ve cái: háng 1 có 2 cựa tròn, rộng cách xa nhau, ở khoảng giữa lõm hình chữ V.

- Ký chủ thích hợp là trâu, bò, dê còn thấy ở thú ăn thịt, gậm nhấm, chim chó… Các giai đoạn phát triển đều ký sinh trên một ký chủ (các động vật trên đòng cỏ) là ve 1 ký chủ.

Ve B.microplus ở nước ta đẻ từ 3-4 lứa/năm. Mỗi ve cái trung bình 2500 trứng ( tối đa là 3510 trứng). khi hanh khô, trứng bị teo lại. Mưa nhiều khả năng đẻ của ve giảm. Ve thích bám chỗ da mỏng (tai, vú, bẹn…) và có thể sống khắp cơ thể ký chủ. Ve xuất hiện nhiều nhất là tháng 4 đến tháng 8.

- Truyền bệnh: Ve B.microplus có thể truyền Piroplasma bigminu,. Babesiella berbera, Anaplasma marginale cho trâu, bò; B.ovis cho cừu, Nuttallia equi cho ngựa,

Theileria mutans cho trâu bò. Ngoài ra còn truyền bệnh sốt phát ban, sốt vàng cho người khi hút máu.

Ở nước ta có 34 loài thuộc giống này, có đặc điểm: không có màu ánh kim, không có mắt, có rua. Xúc biện thường ngắn, hình nón. Mặt bụng ve bụng không có tấm mai. Là môi giới truyền bệnh virus, vi khuẩn và là ký chủ trung gian truyền nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu cho gia súc và người (biên trùng, lê dạng trùng, bại liệt…)

* Giống Rhipicephalus

Ở nước ta gặp 2 loài, có dặc điểm: Thường không có màu sắc, có mắt và rua. Tấm dưới miệng và xúc biện ngắn. Ve đực có mai bụng.

Ý nghĩa dịch tễ học của ve Rhipicephalus rất lớn: nhiều loài là môi giới truyền bệnh dịch hạch của loài gặm nhấm, bệnh viêm não của người, bệnh sốt phát ban, các bệnh nguyên trùng, đặc biệt là lê dạng trùng của trâu, bò, dê, cừu, ngựa, chó, lợn…

* Giống Ixodes

Có xúc biện dài, không màu, rãnh hậu môn nằm giữa lỗ hậu môn, đầu giả dài, không có mắt và rua. Ve đực có mai ở mặt bụng. Hầu hết các loài đều là ve 3 ký chủ. Ve truyền bệnh lê dạng trùng cho gia súc, bệnh viêm não, bại liệt cho người.

- Biện pháp phòng trừ ve cứng: Muốn phòng trừ có hiệu quả, việc điều tra cơ bản để biết thành phần loài, đặc điểm sinh thái, vòng đời mùa vụ xuất hiện, ký chủ, nơi sống của ve ở các khu vực chăn nuôi…là rất cần thiết để xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Biện pháp gồm 3 nội dung:

+ Diệt ve trên cơ thể gia súc: Dùng biện pháp cơ học (quấn bông vào đàu hỏa bôi vào nơi mà có nhiều ve đốt, đầu hỏa bịt lỗ thở làm cho ve rời kìm ra, rồi dùng kẹp bắt ve); biện pháp hóa học (dùng thuốc Butox 0,0025%, Bentocid 1%...) biện pháp sinh học (cho gà, sáo ăn ve, dùng các loại nấm gây bệnh cho ve).

+ Diệt ve ở chuồng trại: Phun thuốc diệt ve theo định kỳ.

+ Diệt ve ở ngoài thiên nhiên: Làm thay đổi môi trường (phát quang các bụi rậm quanh chuông trại, bãi chăn, đồng cỏ, cày bừa…), chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói, dùng thuốc hóa học để diệt ve trên đồng cỏ (phương pháp này ít dùng thuốc vì thuốc sẽ diệt cả sinh vật có lợi khác)

b. Họ ve mềm (Argasidae)

Ký sinh, hút máu gây hại; ngoài ra còn truyền xoắn trùng cho gà vịt, truyền bệnh sốt hồi quy, bệnh sốt phát ban…cho người.

Ở nước ta có loài Argas respertilionnis.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w