5.3.2.1 Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh
Bệnh giun kim ngựa do loài giun Oxyuris equi thuộc họ Oxyuridae. Giun ký sinh ở ruột già (thường là kết tràng) của ngựa, lừa, la.
5.3.2.2. Hình thái căn bệnh
Giun có 6 gai chồi ở đầu, có 2 môi vòng quanh miệng. Túi miệng ngắn và nông. Thực quản hình chày phình to ở trước và sau, ở giữa thắt lại.
Giun đực dài 6 – 15 mm, rộng 0,6 – 1,0 mm. Có một gai giao hợp thẳng, nhỏ và nhọn, không có bánh lái gai giao hợp.
Giun cái dài 24 – 157 mm, thân hơi cong, đoạn trước hơi nhỏ, về phía đuôi nhỏ dần, âm hộ ở 1/4 phía trước, cách đầu 5 – 10 mm.
Trứng hình bầu dục, không đối xứng, có 4 lớp vỏ, 1 đầu có nắp giả, kích thước của trứng là 0,09 – 0,1 x 0,04 – 0,05 mm.
5.3.2.3. Vòng đời
Giun cái sau khi giao phối thì di hành tới hậu môn đẻ trứng, còn giun đực thì chết. Phần đầu của giun cái nhô ra ngoài, phần sau ở trong hậu môn. Do cơ hậu môn co bóp giun bị ép mạnh nên rất nhiều trứng được đẻ ra dính lại với nhau thành cục nhỏ bám quanh hậu môn hoặc âm hộ. Nhiệt độ xung quanh hậu môn rất thuận lợi cho trứng phát triển, chỉ cần 2,5 – 3 ngày thì thành trứng có sức gây bệnh. Giun cái cũng theo phân ra ngoài, một số con dính ở mặt ngoài phân thì đẻ được, những con ở trong phân thì không đẻ. Những trứng quanh hậu môn rơi vào thức ăn, nước uống. Ngựa nuốt phải trứng có sức gây bệnh thì vào đường tiêu hóa, ấu trùng nở ra, tới ruột già và sau 6 tuần phát triển thành giun trưởng thành.
5.3.2.4. Dịch tễ học
Bệnh giun kim rất phổ biến ở đàn ngựa, chủ yếu là ngựa non dưới 1 năm tuổi. Ngựa trưởng thành cũng bị bệnh.
Ở những cơ sở chăn nuôi kém vệ sinh thì bệnh phát ra với triệu chứng lâm sàng rõ. Ngược lại ở những cơ sở chăn nuôi tốt, vệ sinh thường xuyên thì ngựa không có triệu chứng rõ rệt.
5.3.2.5. Cơ chế sinh bệnh
Giun ký sinh ở ruột già làm niêm mạc ruột bị tổn thương, ruột viêm cata, ngoài ra trong quá trình sống giun còn tiết độc tố làm ngựa bị trúng độc, gầy còm, chậm lớn.
5.3.2.6. Triệu chứng
Con vật ngứa vùng hậu môn (do giun cái đẻ trứng) nên thường cọ sát mông và gốc đuôi vào tường làm đuôi bị loét, lông rụng hoặc vón lại, chỗ loét bị nhiễm trùng. Con vật bị ngứa, luôn cọ sát nên ăn uống thất thường, bị kích thích, rối loạn tiêu hóa, gầy dần.
5.3.2.7. Chẩn đoán
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: ngứa, loét hậu môn.
- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ của bệnh: lứa tuổi ngựa mắc bệnh, tình trạng vệ sinh. - Nạo cặn ở quanh hậu môn hoặc âm hộ kiểm tra qua kính hiển vi tìm trứng giun kim. - Khi bị nặng có thể thấy giun trưởng thành trong phân.
5.3.2.8. Điều trị
- Phenothiazin: 25 mg/kgTT. Cho ngựa uống, bột hòa thành nhũ tương trong nước, bổ sung vào thức ăn hay cho uống viên nén. Cho uống 4 ngày liền.
- Piperazin hydrat: 250 mg/kgTT. - Piperazin citrat: 100 mg/kgTT.
Cho uống dạng viên nén hoặc dung dịch.
- Tetraclorua cacbon: Dùng như bệnh giun đũa ngựa.
5.3.2.9. Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, các dụng cụ chăn nuôi, thường xuyên sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi để diệt trứng giun kim.
- Khi thấy ngựa