4.2.2.1. Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh
- Căn bệnh: Do 3 loài sán dây gây nên Anoplocephala magna, A. perfoliata và
Paranoplocephala mamillana.
- Ký chủ: Ký chủ cuối cùng là ngựa, lạc đà, lừa. Ký chủ trung gian: cả 3 loài đều có ký chủ trung gian là nhện đất họ Galummidae và Certozetidae.
- Vị trí ký sinh: Anoplocephala magna ký sinh ở phần sau của ruột non, A. perfoliata ở manh tràng và kết tràng, Paranoplocephala mamillana ở ruột non.
4.2.2.2. Hình thái căn bệnh
- A. magna: dài 5,2 cm; rộng 2,5 cm. Đầu to nhô về phía trước, rộng 2,8 – 3,0 mm, có các giác bám tròn và lớn. Không có đốt cổ. Đốt thân ngắn và rộng. Mỗi đốt có 400 – 500 tinh hoàn. Buồng trứng rộng 4,5 mm, khi thành thục chiểm toàn bộ đốt sán, lỗ sinh dục ở nửa sau bên cạnh đốt sán.
- A. perfoliata: dài 2,5 – 4,5 cm; rộng 0,8 – 1,4 cm. Phần sau giác bám có hai bộ phận sinh dục nhỏ hình cái đai. Có 200 tinh hoàn, lỗ sinh dục ở phần trước của nửa đốt sán. Buồng trứng rộng chiếm toàn bộ đốt sán khi thành thục.
- P. mamillana: dài 1,0 – 1,4 cm; rộng 0,6 cm. Đầu nhỏ, rộng 0,7 - 0,8 mm, lỗ sinh dục ở một bên, có 100 tinh hoàn, tử cung hình túi có chia nhánh. Trứng sán dây màu tro nhạt, hơi tròn, trong có thai 6 móc bọc trong cơ quan hình lê.
4.2.2.3. Vòng đời
Sán dây trưởng thành ký sinh ở ruột non của ngựa. Đốt sán chửa theo phân ra ngoài vỡ ra và giải phóng ra nhiều trứng sán. Nếu nhện đất họ Galummidae và
Certozetidae ăn phải thì ở trong cơ thể nhện đất, trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành ấu trùng Cysticercoid (ở nhiệt độ 13 – 200C thì cần 145 – 150 ngày, vào mùa đông nhiệt độ thấp hơn nữa thì cần 170 ngày). Ngựa, lừa, lạc đà ăn cỏ lẫn nhện đất thì ấu trùng
Cysticercoid được giải phóng và phát triển thành sán dây trưởng thành.
4.2.2.4. Cơ chế sinh bệnh
- Sán dây trưởng thành gây tác động cơ giới và tác động đầu độc, làm tổn thương niêm mạc ruột, làm cho con vật bị trúng độc và có triệu chứng thần kinh. Con vậy dẫy dụa 5 – 10 phút rồi nằm lỳ.
- Số lượng sán dây ký sinh nhiều có thể gây tắc ruột hoặc lồng ruột.
4.2.2.5. Triệu chứng và bệnh tích
* Triệu chứng
- Nếu bệnh nhẹ triệu chứng không rõ ràng. Ngựa non chậm lớn, ăn ít, bụng to, kiết lỵ. - Nếu nặng triệu chứng rõ: Ủ rũ, kém ăn, hay nằm, đầu vẹo về sau, thở mạnh, thỉnh thoảng đau bụng, thiếu máu.
* Bệnh tích
- Xác chết gầy, ruột viêm cata. Trong ruột có nhiều dịch nhờn và sán. - Gan xung huyết, thận tụ máu, màng tim có điểm xuất huyết.
- Hạch màng treo ruột sưng đôi khi thấy viêm phúc mạc.
4.2.2.6. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng kém chính xác.
- Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng sán dây. Trứng sán màu tro nhạt, hơi tròn, trong có thai 6 móc bọc trong cơ quan hình lê. Căn cứ vào chiều dài của cơ quan hình lê đẻ phân biệt 3 loài:
+ A. magna: Hình lê < bán kính trứng. + A. Perfoliata: Hình lê = bán kính trứng. + P. Mamillana: Hình lê > bán kính trứng,
4.2.2.7. Điều trị
- Dùng Mebenvetgran: 6 – 8 mg/kgTT. Cho uống. - Devermin: 100 mg/kgTT. Cho uống.
- Dương xỉ đực (Filicusmaris): Ngựa: 5 – 7 tháng: 5 – 7 g.
8 – 12 tháng: 8 – 10g. 1 – 2 năm: 10 – 12 g.
Cho thuốc vào gốc lưỡi con vật để nuốt vào, nhịn ăn 15 – 18 giờ trước khi cho thuốc. Sau 2 giờ cho uống thuốc tẩy. Sau 1 – 2 giờ cho ăn như bình thường.
4.2.2.8. Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Định kỳ tẩy sán chi đàn ngựa có sán. Sau khi tẩy 2 tuần cần tẩy lần thứ hai.
Chăn dắt ngựa ở các bãi cỏ sạch sẽ. Giữ vệ sinh chuồng trại. Tập trung phân để ủ diệt trứng giun sán.