Vai trò và các phương thức truyền bệnh của độngvật tiết túc ký sinh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 134)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

6.2.2. Vai trò và các phương thức truyền bệnh của độngvật tiết túc ký sinh

Bản thân chân đốt ký sinh có thể gây bệnh trực tiếp, làm hại gia súc gia cầm. Một số loài ký sinh trùng vĩnh viễn trên cơ thể động vật (rận, ghẻ…); một số loài ký sinh trùng tạm thời (ve, muỗi, ruồi…). Trong quá trình ký sinh chúng hút máu, làm rách da, phá hoai lông gia súc, làm gia súc chậm lớn, sinh sản kém. Nhiều loài chân đốt làm thủng làm, rách da ký chủ, tiết độc tố và các dịch khác, gây ngứa, viêm các tổ chức dưới da, lỗ chân lông, gây liệt do ve. Một số loài gây nặng cho gia súc (bệnh giòi, bệnh ghẻ).

Nguy hiểm hơn cả là vai trò cơ giới hoặc trung gian truyền các mầm bệnh virut, vi khuẩn, ký sinh trùng đường máu, giun sán…gây thành những vụ dịch lớn, giết hại nhiều gia súc và người. Chân đốt ký sinh truyền các mầm bệnh bằng 3 cách:

a. Truyền bệnh cơ giới

Khi hút máu, chân đốt hút mầm bệnh và máu ký chủ vào trong ống tiêu hóa. Mầm bệnh sống ở đó một thời gian ngắn và không sinh sản, phát triển được. Khi hút máu ký chủ khác, chúng lại chuyền mầm bệnh cho ký chủ mới. Như vậy, chân đốt chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển mầm bệnh từ ký chủ này sang ký chủ khác một cách máy móc (cơ giới).

Ví dụ: Bọ chét hút máu động vật có vi khuẩn dịch hạch, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ hình thành nút chứa vi khuẩn ở tiền vị dạ dày, làm tắc, máu của ký chủ không vào dạ dày bọ chét được, bị ứ lại ở thực quản, nên bọ chét luôn có cảm giác đói và tiếp tục hút máu. Khi hút máu ký chủ khác, do tác động của cơ thực quản, vi khuẩn dịch hạch bị đẩy ra và xâm nhập vào ký chủ mới, trường hợp này bọ chét là vật môi giới (cơ học).

b. Truyền bệnh sinh học

Chân đốt hút máu súc vật ốm, mầm bệnh theo máu vào ống tiêu hóa của chân đốt và phát triển, sinh sản ở đó. Sau một thời gian nhất định, mầm bệnh mới có thể lây nhiễm cho động vật khác.

Như vậy, chân đốt làm nhiệm vụ vận chuyển mầm bệnh từ ký chủ này sang ký chủ khác một cách sinh học. Mỗi loại mầm bệnh đòi hỏi vật môi giới sinh học nhất định.

Ví dụ: Lê dạng trùng phải phát triển qua cơ thể ve bò, mới có thể gây nhiễm cho bò khác được – ve là vật môi giới sinh học. Căn cứ vào sự phát triển của mầm bệnh, trong cơ thể vật môi giới sinh học, chia 3 loại:

+ Phương thức phát triển: Ví dụ: Ấu trùng giun chỉ có thể sống trong cơ thể muỗi, và phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm nhưng chúng không sinh sản ở trong cơ thể muỗi. + Phương thức sinh sản: Mầm bệnh sinh sản trong cơ thể vật môi giới, đến một số lượng nào đó mới có thể thông qua vật môi giới mà truyền bệnh cho vật khác được.(Ví dụ: Xoắn trùng).

+ Phương thức phát triển sinh sản: Ví dụ: Lê dạng trùng và nhiều bào tử trùng khác. Sau khi phát triển và sinh sản trong cơ thể ve chủ mới đủ sức cảm nhiễm và gây bệnh cho ký chủ mới.

c. Truyền bệnh có tính chất di truyền

Có những loại mầm bệnh có thể truyền qua trứng sang đời sau của chân đốt. Trường hợp này chân đốt là mầm bệnh trong thiên nhiên.

Ví dụ: Ve cái sau khi hút máu, mầm bệnh sinh sống trong dạ dày và ruột ve. Sau một thời gian, mầm bệnh chui qua cơ quan sinh dục, xâm nhập vào tế bào trứng, truyền qua đời sau. Mầm bệnh phát triển và sinh sản trong cơ thể ve con một thời gian sau đó mới có thể gây nhiễm cho gia súc khác ( nghĩa là: ve đời I bịcảm nhiễm sang đời II mới có tác dụng truyền bệnh). Trong phương thức này, mầm bệnh đối với vật nuôi môi giới có tính chọn lọc nhất định.

+ Như vậy, nếu không có chân đốt ký sinh truyền bệnh thì các ổ dịch thiên nhiên không thể lan tràn được.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 134)