Định kỳ tẩy giun lươn cho gia súc 2 lần/năm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 99)

- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, sân chơi và dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng chuồng trại 1 – 2 lần/1 tháng. Sát trùng chuồng lợn mẹ trước khi cho lợn mẹ vào đẻ.

- Tập trung phân ủ diệt trứng giun lươn.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cho súc vật non ăn uống tốt để nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Có hơn 50 loài giun thuộc họ StrongylidaeTrichonematidae nhưng thường thấy 4 loại sau gây bệnh giun xoăn cho ngựa:

5.5.1. Bệnh do Strongylus equines

5.5.1.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Do loài giun xoăn Strongylus equines gây nên.

- Ký chủ và vị trí ký sinh: Giun ký sinh ở ruột già và manh tràng của ngựa.

5.5.1.2. Hình thái căn bệnh

Giun có kích thước lớn, màu hồng hoặc màu tro, túi miệng lớn. Dưới đáy miệng có 4 răng. Giun đực dài 25 – 35 mm, rộng 1,1 – 1,3 mm, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau. Giun cái dài 38 – 47 mm, rộng 1,8 – 2,5 mm. Âm hộ cách đuôi 11,5 – 14,0 mm.

Trứng hình bầu dục, vỏ mỏng, kích thước trứng là 70 – 85 x 40 – 47 µ.

5.5.1.3. Vòng đời

Trứng theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sau 2 - 8 ngày thì trong trứng có ấu trùng. Trứng nở thành ấu trùng kỳ I ở ngoại cảnh, ấu trùng này qua 2 lần lột xác thành ấu trùng kỳ III có sức gây bệnh. Ngựa nuốt phải ấu trùng này lẫn vào thức ăn, nước uống thì mắc bệnh. Tới ruột, ấu trùng mất vỏ, chui vào niêm mạc ruột tạo thành kén, sau đó ấu trùng theo màng treo ruột di hành về tuyến tụy qua xoang bụng. Quá trình phát triển của ấu trùng mất 8 tháng. Trong giai đoạn này, ấu trùng lột xác lần III và lần IV rồi hình thành giun đực và giun cái, trở về ký sinh ở ruột già ngựa.

5.5.1.4. Dịch tễ học

- Sức đề kháng của trứng: Ở dưới nước sâu khoảng 3 mm thì trứng ngừng phát triển. Ở nhiệt độ thấp trứng phát triển rất chậm.

- Ấu trùng của giun có sức đề kháng mạnh với ngoại cảnh. Khi khô ráo ấu trùng chui xuống mặt đất, ở dưới đất sống được hơn 1 tháng. Ánh nắng chiều dễ làm chết ấu trùng.

5.5.1.5. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ấu trùng di hành vào tuyến tụy gây viêm tuyến tụy, rối loạn chức năng tuyến tụy, ruột viêm cata, đau bụng. Ấu trùng tạo ra u kén ở niêm mạc ruột, gây ảnh hưởng đến chức năng của ruột già.

Giun cái trưởng thành có túi miệng lớn, bám vào niêm mạc ruột già để hút máu, gây loét ruột.

- Tác động do độc tố: Trong quá trình sống giun tiết độc tố, gây trúng độc, dung huyết, ảnh hưởng tới thần kinh.

5.5.1.6. Triệu chứng và bệnh tích

Ngựa non bị bệnh có triệu chứng rõ: Ăn ít, chậm lớn, còi cọc, mệt mỏi, lông thưa đau bụng nhiều. Nếu nặng quá rất dễ chết. Khi nhiễm nhẹ thì triệu chứng thể hiện không rõ.

Xác gầy thiếu máu, viêm loét niêm mạc ruột, có nhiều giun bám vào niêm mạc ruột già. Thành ruột có nhiều u kén nhỏ.

5.5.1.8. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ của bệnh. Xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun xoăn. Mổ khám kiểm tra bệnh tích.

5.5.1.9. Phòng và trị bệnh

- Điều trị

Tetramisol: 15mg/kgTT, cho uống. Thiabendazol: 60 mg/kgTT, cho uống. Levamisol: 15mg/kgTT, cho uống.

Mebendazol 10%: 150 – 200 mg/kgTT, cho uống. - Phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

5.5.2. Bệnh do Alfortia edentatus

5.5.2.1. Hình thái căn bệnh

A. edentatus ký sinh ở manh tràng và kết tràng ngựa.

Giun tương đối lớn, gần giống S.enquinus, màu nâu hoặc xám, đầu hơi to, túi miệng không có răng. Con đực dài 23 – 26,3 mm x 1,2 – 1,5 mm, có một đôi gai giao hợp. Con cái dài 32 – 40 mm x 1,6 – 2,3 mm. Âm hộ cách đuôi 9 – 10 mm. Trứng hình bầu dục, kích thước 82,48 µ.

5.5.2.2. Vòng đời

Quá trình phát triển ở bên ngoài (từ trứng đến ấu trùng gây nhiễm) giống như S. equinus. Sau đó ngựa nuốt ấu trùng gây nhiễm, vào tới ruột, ấu trùng lột xác chui vào thành ruột, di hành qua tổ chức màng treo ruột, vào tổ chức liên kết dưới phúc mạc hình thành những u kén, ở đó 5 – 6 tháng và tiếp tục phát triển. Sau đó ấu trùng trở về màng treo ruột, rơi vào ruột làm thành những u kén giữa cơ và niêm mạc. Ấu trùng ở u kén này khoảng 1 tháng, sau đó u kén vỡ ra, ấu trùng vào trong xoang ruột, dùng túi miệng chui sâu vào niêm mạc ruột và phát triển thành giun trưởng thành, tuổi thọ của giun có thể tới vài năm.

5.5.2.3. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ấu trùng phát triển dưới phúc mạch và di hành ở màng treo ruột, thành ruột gây tổn thương tổ chức ở đó, ấu trùng còn gây viêm phúc mạc.

- Tác động do độc tố: Giun tiết độc tố làm con vật trúng độc, thiếu máu. Giun trưởng thành gây viêm, loét ruột già.

5.5.2.4. Triệu chứng

Ngựa con 5 – 12 tháng tuổi mắc nhiều. Ngựa trên 12 tháng tuổi ít mắc hơn. Triệu chứng thể hiện ở hai thể:

con vật có cảm giác đau, đầu quay về phía bụng, lưng cong, nằm sấp. Có thể viêm phúc mạc, bại huyết, thiếu máu, gầy còm và chết.

- Thể mãn tính: Con vật thiếu máu, suy nhược, thân nhiệt không cao lắm, các triệu chứng khác không rõ. Bệnh kéo dài 1,5 – 2 tháng hoặc lâu hơn. Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, bạch cầu tăng, huyết trầm tăng.

5.5.2.5. Bệnh tích

Xoang bụng chứa đến 1, 5 – 2 lít nước vàng, có nhiều giun trưởng thành ở ruột già, niêm mạc ruột già có nhiều u kén.

5.5.3. Bệnh do Delafondia vulgaris

5.5.3.1. Hình thái căn bệnh

Giun ký sinh ở manh tràng và kết tràng ngựa. Kích thước nhỏ hơn 2 loài trên, màu hồng hoặc màu xám giống S.equinus nhưng túi miệng chỉ có 2 răng.

Giun đực dài 14 – 16 mm, rộng 0,7 – 0, 98 mm, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau. Giun cái dài 20 – 24 mm, rộng 1,25 – 1,5 mm, âm hộ cách đuôi 6 – 7 mm.

Trứng hình bầu dục, kích thước 70 x 40 µ. Giun đực dài 14 – 16 mm, rộng 0,7 – 0,98 mm, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau.

5.5.3.2. Vòng đời

Quá trình phát triển ở bên ngoài (từ trứng → ấu trùng gây nhiễm) giống như S. equinus. Khi ngựa nuốt phải ấu trùng gây nhiễm thì tới ruột, ấu trùng mất vỏ chui vào thành ruột. Một số ít chui vào mạch máu, một số khác di hành giữa các lớp cơ và lớp tương mạc ruột hoặc dọc theo ống lâm ba. Khi ấu trùng tới hạch lâm ba vào gan bị chết, chỉ có một số rất ít ấu trùng chui vào động mạch lớn màng treo ruột ký sinh ở đó, hình thành huyết khối trong động mạch. Ấu trùng trong huyêt khối sau 6 tháng thì thành thục và lột xác, chui qua khỏi đám sợi fibrin, theo máu vào động mạch ruột già rồi ra khỏi động mạch, dừng lại ở thành ruột 3 – 4 tuần, tạo ra những u kén. Cuối cùng ấu trùng chui vào xoang ruột phát triển thành giun trưởng thành.

5.5.3.3. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ấu trùng gây tổn thương, xuất huyết ở niêm mạc ruột và màng treo ruột. Ấu trùng ở trong mạch máu đi ngược chiều lưu thông tạo thành các huyết khối. Các huyết khối trong mạch máu do giun gây ra làm tắc mạch, làm cho dinh dưỡng ở ruột bị rối loạn, dẫn tới hoại tử tổ chức ruột, con vật đau bụng.

- Tác động mang trùng: Ấu trùng di hành còn mang một số vi khuẩn gây bệnh vào các cơ quan khác gây bại huyết, con vật có thể chết.

5.5.3.4. Triệu chứng

Thể hiện nặng hay nhẹ tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển của ấu trùng và mức độ nhiễm. Ngựa non mới nhiễm lần đầu có triệu chứng cấp tính: sốt cao 420C, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa.

Khi tái nhiễm: triệu chứng không rõ. Tùy theo máu tuần hoàn bị trở ngại nhiều hay ít mà đau bụng nhiều hay ít. Nhẹ thì đau bụng, khó chịu, nằm lăn ra đất. Nặng thì đau bụng dữ dội không đi được.

5.5.3.5. Bệnh tích

- Niêm mạc ruột, màng treo ruột có nhiều điểm xuất huyết. Màng treo ruột viêm hóa mủ, động mạch viêm, động mạch màng treo ruột có nhiều huyết khối to nhỏ khác nhau.

- Niêm mạc và tương mạc kết tràng có màu hồng thẫm, có khi thấy ở các phần khác của ruột ít thấy ở manh tràng.

5.5.4. Bệnh do Trichonema

5.5.4.1. Hình thái căn bệnh

- Có hơn 30 loại thuộc giống Trichonema ký sinh ở ruột già ngựa.

- Giun đực dài 5 – 10 mm, túi đuôi phát triển, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau, có một bánh lái gai giao hợp. Giun cái dài 5 – 26 mm, túi miệng hình trụ tròn, không có răng, âm hộ gần hậu môn. Trứng hình bầu dục, vỏ mỏng.

5.5.4.2. Vòng đời

Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển giống các loại giun xoăn khác ở ngựa. Ngựa nuốt phải ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng chui vào niêm mạc manh tràng và kết tràng tạo kén và phát triển trong kén, sau 1 tháng ấu trùng lột xác, chui khỏi kén vào xoang ruột và phát triển thành giun trưởng thành.

5.5.4.3. Cơ chế sinh bệnh

Ấu trùng chui vào thành ruột già gây viêm cata cấp tính, làm thành những u kén nhỏ trên thành ruột.

5.5.4.4. Triệu chứng

Ỉa chảy, kém ăn, gầy còm, thiếu máu, thân nhiệt 40 – 410C đau bụng, có khi thủy thũng.

5.5.4.5. Bệnh tích

Xác gầy, niêm mạc ruột già viêm cata. Có những kén nhỏ trên thành ruột màu hồng hoặc màu xám.

5.5.4.6. Chẩn đoán (cả 4 bệnh trên)

- Đối với con vật sống: Xét nghiệm phân theo phương pháp phù nổi tìm trứng (hình bầu dục, phôi bào phân chia hình quả dâu.

Muốn phân biệt 4 loài giun xoăn trên thì phải nuôi trứng trong phân nở thành ấu trùng rồi phân lập ấu trùng theo phương pháp Baerman.

Kết hợp với theo dõi triệu chứng lâm sàng.

- Phenothiazin: 0,1 g/kgTT (ngựa lớn dùng 30 – 40 g, ngựa con dùng 5 – 10 g hoặc 15 g), trộn lẫn thức ăn, cho ăn khi đói.

Chú ý: Ngựa non dễ trúng độc (khi trúng độc con vật sốt cao, hoàng đản, phân táo, thở khó). Nên chia liều thuốc ra nhiều lần, mỗi lần cho 4 – 5 g. Nếu trúng độc thì tiếp máu cho con vật và áp dụng các biện pháp giải độc chung.

Không dùng Phenothiazin trong các trường hợp: Ngựa gầy yếu, thiếu máu nặng, bị bệnh gan, tim, thận, tuổi ngựa dưới 9 tháng.

- Tetraclorua cacbon: Ngựa lớn: 20 – 40 ml. Ngựa 3 – 4 tuổi: 10 – 20 ml. Ngựa dưới 1 tuổi: 5 – 10 ml

Cho thuốc vào thực quản qua ống cao su sau khi nhịn ăn 18 – 24 giờ. Sau khi cho thuốc con vật có thể bỏ ăn, khát nước, 1 – 3 ngày sau bình thường trở lại.

- Piperazin: 220 mg/kg TT. Hiệu quả 33% với D. Vulgaris, không có hiệu quả với 2 loại giun còn lại. Nhưng theo một số tác giả nếu trộn lẫn thuốc Phenothiazin liều 66 mg/kg TT và Piperazin liều 220 mg/kg TT thì hiệu quả rất tốt với giun D. VulgarisA. Adentatus.

5.5.4.8. Phòng bệnh (cả 4 bệnh trên)

- Định kỳ tẩy giun xoăn cho ngựa, ủ phân diệt trứng giun. - Sát trùng chuồng trại, máng ăn uống, dụng cụ chăn nuôi ngựa. - Luân phiên đồng cỏ để chăn thả ngựa.

- Cho ngựa uống thuốc Phenothiazin liên tục với liều nhỏ để hạn chế giun xoăn đẻ trứng tránh đồng cỏ bị ô nhiễm. Thường dùng 5 mg/kg TT ngày 1 lần hoặc dùng 1/2 g/con/ngày, trộn thức ăn. Cho liều nhỏ như trên liên tục 3 năm liền không thấy ngựa bị trúng độc và hiệu quả phòng rất tốt.

5.6. Các bệnh giun xoăn thuộc họ Trichostrongylidae ở đường tiêu hóa của gia súcnhai lại nhai lại

5.6.1. Bệnh giun xoăn do Haemonchus và Mecistocirrus

5.6.1.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

Bệnh do nhiều loài thuộc 2 giống Haemonchus Mecistocirrus gây ra. Trong đó:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 99)