Đặc điểm hình thái, cấu tạo

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 132)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

6.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo

- Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt dị hình, các đốt hợp lại thành các nhóm đốt khác nhau.

- Có cơ quan vận động

Cơ thể chia ra làm 3 phần: đầu, ngực, bụng

+ Đầu: Gồm một số đốt hợp thành, đó là các đốt trên cùng chứa bộ não, giác quan và các phần phụ miệng.

+ Ngực do 3 đốt giữa dính lại gồm: đốt ngục trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. + Bụng do các đốt còn lại tạo nên. Đối một số lớp thuộc ngành Arthropoda (ve, bét) các đốt bụng dính lại tạo thành một khối

- Động vật chân đốt ký sinh có một lớp kitin che phủ ở bên ngoài, lớp này do tế bào thượng bì tiết ra. Lớp kitin này được coi như là bộ xương bên ngoài của động vật chân đốt, có tác động bảo vệ cơ thể tránh những tác động bên ngoài. Lớp kitin này gồm các lớp cuticun do đó nó cần phải lột xác, sau mỗi lần lột xác thì cơ thể mới lớn lên được. - Cơ quan vận động gồm chân, cánh. Tùy theo từng loài mà có số lượng chân, cánh khác nhau, có thể là 2,3,4 đôi chân, có thể có 1 hoặc 2 đôi cánh. Chân và cánh có sự khớp động đối với cơ thể. Nhờ các cơ quan vận động mà động vật chân đốt có thể di chuyển, vận động một cách dễ dàng và linh hoạt.

- Hệ thần kinh: Gồm hạch não, vòng thần kinh hầu và chuỗi thần kinh bụng. Hạch não đã tập trung thành khối, có cấu tạo phức tạp như một bộ não gồm: não trước, não giữa và não sau. Não phát triển làm giác quan cũng phát triển và đễ dàng thích nghi với môi trường sống.

- Hệ bài tiết: Tùy theo từng loài mà có thể có những ống xoang (thận) hoặc ống Malpighi làm nhiệm vụ bài tiết, đổ vào ống tiêu hóa ở ranh giới tiêu hóa ruột giữa và ruột sau.

- Hệ hô hấp: đa dạng. Động vật tiết túc ở nước hô hấp bằng mang, là những tấm mỏng có nhiều lá nhỏ để lấy ôxy trong nước và thải khí cacbonic cùng cặn bã vào nước. Những loài ở cạn hô hấp bằng phổi hoặc ống khí. Phổi là những túi đặc biệt trong có nhiều lá kitin. Ống khí là những ống nhỏ, phân nhánh, len lỏi đến các phần cơ thể và có lỗ thở thông với ngoài. Quá trình trao đổi khí nhờ thân co rút.

- Hệ tuần hoàn: Gồm tim hình ống dài có chỗ phình thành túi tim và những lỗ tim để máu trở về tim. Hệ mạch hở. Máu từ tim chảy vào xoang huyết ở giữa các cơ quan. Một số loài ký sinh nhỏ (ghẻ) thì tim và hệ mạch tiêu giảm hoàn toàn.

- Hệ sinh dục: động vật tiết túc sinh sản hữu tính. Đa số động vật tiết túc là đơn tính: con đực có bộ phận sinh dục đực, con cái có bộ phận sinh dục cái. Sau khi con đục và con cái giao phối với nhau thì đẻ ra trứng, trứng nở thành ấu trùng và tiếp tục phát triển qua các giai đoạn để trở thành động vật tiết túc trưởng thành.

6.1.2. Phân loại

Ngành động vật tiết túc gồm 5 lớp. Số loài ký sinh, hút máu thường tập trung vào 3 lớp sau: lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp côn trùng. Những đặc điểm chính để phân biệt 3 lớp này:

Đặc điểm Giáp xác Nhện Côn trùng

- Sự phân đốt cơ thể - Số râu - Số chân - Hô hấp - Gồm 2 phần chính: đầu ngực và bụng có phân đốt đa dạng. - 2 đôi râu - 5 đôi - Bằng mang - Gồm 2 phần chính: đầu ngực và bụng thành một khối. - Không có râu - 4 đôi - Bằng phổi hay ống khí - Gồm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng. - 1 đôi râu - 3 đôi - Bằng ống khí

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w