Bệnh giun phổi ở gia súc nhai lại (Dictyocaulosis)(Tự học)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 127)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

5.10.2. Bệnh giun phổi ở gia súc nhai lại (Dictyocaulosis)(Tự học)

5.10.2.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Do 2 loài giun tròn thuộc giống Dictyocaulus gây ra: D. filaria, D. viviparus.

- Ký chủ: D. Filaria ký sinh ở dê, cừu đôi khi thấy ở bò, lạc đà. D. viviparus ký sinh ở bò

- Vị trí ký sinh: Khí quản và chi nhánh khí quản.

5.10.2.2. Hình thái căn bệnh

- D. filaria: Hình sợi chỉ, màu trắng, túi miệng nhỏ, quanh miệng có 4 lá môi. Giun đực dài 30 – 80 mm, túi giao hợp phát triển. Gai giao hợp dài 0,4 – 0,5 mm. Giun cái dài 35 – 44,5 mm, âm hộ ở vào giữa thân. Trứng hình bầu dục, trong suốt, dài 0,12 – 0,13mm, rộng 0,07 – 0,09 mm, trong trứng có ấu trùng.

- D. viviparus: Hình sợi chỉ, màu vàng nhạt. Phần nhiều giống loài giun trên. Giun đực dài 17 – 43 mm, rộng 0,37 – 0,66 mm, gai giao hợp màu vàng sẫm, kích thước 0,22 – 0,27 x 0,08 mm.

Giun cái dài 23 – 58 mm, rộng 0,38 – 0,59 mm, lỗ sinh dục nhô ra phía trước hình hạt đậu. Trứng hình bầu dục dài 0,085 x 0,051 mm. Ấu trùng mới nở dài 0,31 – 0,36 x 0,016 – 0,019 mm, đầu tù, đuôi ngắn và nhọn, có màng bọc ngoài.

5.10.2.3. Vòng đời

Vòng đời của 2 loài này không cần ký chủ trung gian.

Giun cái đẻ trứng ở khí quản, chi nhánh khí quản. Khi ho, trứng theo đờm lên miệng rồi xuống ruột. Ở ruột trứng nở ra theo phân ra ngoài. Gặp nhiệt độ thích hợp 250C, ấu trùng lột xác lần 1. Sau 4 – 6 ngày với ấu trùng D. filaria, và 3 ngày với D. viviparus thì ấu trùng lột xác lần 2 thành ấu trùng gây nhiễm. Nếu nhiệt độ dưới 100C và trên 300C thì ấu trùng ngừng phát triển và không thành ấu trùng gây nhiễm. Gia súc ăn cỏ uống nước có lẫn ấu trùng này, vào tới ruột thì mất màng bọc ngoài theo hệ thống lâm ba và tuần hoàn về phổi. Riêng D. filaria tới ống lâm ba ruột, tiếp tục di hành về hạc lâm ba ở màng treo ruột, dừng lại ở đó 3 – 4 ngày, lột xác lần nữa sau đó mới theo máu về phổi. Tới phổi, ấu trùng chui qua mạch máu nhỏ vào phế bào và các chi nhánh khí quản, ký

Hoàn thành vòng đời cần 1 tháng với D. Filaria và 21 – 25 ngày với D. Viviparus.

Thời gian ở ký chủ có thể từ 2 tháng đến trên 1 năm tùy tình trạng dinh dưỡng của ký chủ.

5.10.2.4. Cơ chế sinh bệnh

Giống bệnh giun phổi lợn.

5.10.2.5. Triệu chứng

Lúc đầu con vật ho, ho khan, ho ướt, số lần ho tăng dần chảy nước mũi. Thân nhiệt 39 – 400C. Ăn kém, bỏ ăn, gầy dần, rụng lông, mệt mỏi, ho có khi ho ra cả giun. Khi nặng thân nhiệt tăng 40,5 – 420C. Giai đoạn cuối thủy thũng ở cổ, môi, những vùng thấp. Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, yếu dần và chết. Nếu nhẹ triệu chứng không rõ.

5.10.2.6. Bệnh tích

- Bò: Trên bề mặt phổi có mụn to nhỏ khác nhau, màu phổi giống màu gan. Giun vít chặt chi nhánh khí quản, có khi tới 300 – 500 giun.

- Dê, cừu: Phổi có nhều mụn nhỏ màu trắng cứng như sợi cỏ nhỏ. Trên mặt phổi có nhiều điểm trắng nhỏ như vôi. Khí quản, chi nhánh khí quản có dịch màu vàng hoặc màu hồng, trong có nhiều giun cuộn thành búi.

5.10.2.7. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng (ho, chảy nước mũi). Kiểm tra phân tìm ấu trùng theo phương pháp Baerman hoặc Vaid. Mổ khám tìm giun ở phổi.

5.10.2.8. Điều trị

- Dung dịch Lugol gồm:

Iod: 1 g

Iodua kali: 1,5 g

Nước cất vô trùng: 1500ml

Hòa tan, lọc sát trùng cách thủy. Tiêm vào khí quản 2 lần cách nhau 2 – 3 ngày, liều tiêm thay đổi tùy sức khoeo con vật.

Bê 3 – 6 tháng: 20 – 50 ml Bê 6 – 9 tháng: 50 – 75 ml Cừu 12 tháng: 10 ml Cừu lớn: 15 ml

- Levamisol, Tetramisol cũng có hiệu lực với giun phổi.

* Chú ý:

+ Thuốc pha dùng hết trong ngày, đựng trong lọ màu, bảo quản ở 20 – 370C. + Khi tiêm để con vật nằm trên giá có độ dốc 30 – 400, cổ con vật thẳng.

+ Cắt lông, sát trùng nơi tiêm. Chọc kim vào quãng giữa 2 đốt khí quản rồi bơm thuốc từ từ.

+ Sau khi tiêm đẻ con vật nằm khoảng nửa phút, sau đó thả ra để thuốc chảy từ từ vào phổi.

+ Dê cừu non bị viêm phổi thì không nên tiêm thuốc này. - Cyanacethydrazide: 17,5 mg/kgTT, cho uống.

15 mg/kgTT, tiêm dưới da.

Thuốc tiêm dưới da rất đau và làm thân nhiệt tăng. Thuốc có thể dùng cho súc vật chửa. Nếu trúng độc dùng vitamin B6 và Natri pentotal giải độc,

- Diethylcarbamazin: 55 mg/kgTT. Pha thành nồng độ 10%, tiêm bắp thịt trong 5 ngày liền.

- Ngoài ra Levamisol, Tetramisol cũng rất có hiệu lực với giun phổi.

5.10.2.9. Phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như các giun tròn khác.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 127)