Bệnh giun móc ở loài nhai lạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 116)

- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.

5.8.2. Bệnh giun móc ở loài nhai lạ

5.8.2.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Do một số loài giun tròn thuộc giống Bunostomum Agriostomum

thuộc họ Ancylostomatidae. Có 3 loài thường thấy: Bunostomum phlebotomum, B. trigonocephalum, Agriostomum vryburgi.

- Ký chủ: B. phlebotomum: ký sinh ở trâu, bò; B. trigonocephalum: ký sinh ở bê, cừu, ít khi thấy ở bò; A. vryburgi: ký sinh ở bò.

- Vị trí ký sinh: Ruột non.

5.8.2.2. Hình thái căn bệnh

- B. phlebotomum: Màu trắng sữa, túi miệng lớn, trong cso răng và bàn cắt, đầu cong phía lưng. Giun đực dài 10 – 12 mm, túi đuôi phát triển, gai giao hợp dài, kích thước 3,5 – 4 mm. Giun cái dài 16 – 19 mm, đuôi dài 0,4 – 0,5 mm.

Trứng có kích thước 0,05 – 0,08 mm x 0,04 – 0,05 mm, 2 đầu tù, tế bào trứng màu đen sẫm.

- B. trigonocephalum: Có một răng lưng rất lớn nằm dưới đáy miệng về phía lưng, phía bên có 1 đôi răng nhỏ hình lưỡi dao. Giun đực dài 12,5 – 17 mm, túi đuôi phát triển,

sườn lưng không đối xứng, Giun cái dài 5,5 – 11 mm, đuôi hơi tù. Trứng có kích thước 0,079 – 0,097 mm x 0,047 – 0,05 mm, hai đầu hơi tù, tế bào trứng màu đen sẫm.

- A. vryburgi: Đầu hơi cong về phía lưng, phía trước có răng, túi miệng hơi sâu trong có 4 đôi răng, đôi răng thứ 3 to nhất. Thực quản hình chủy, phía trước rộng ra như một cái phễu thành túi miệng. Gai giao hợp dài 0,82 – 0,87 mm, có bánh lái. Giun cái dài 13,5 – 15,5 mm. Đuôi dài 0,15 – 0,25 mm. Trứng có kích thước 0,12 – 0,19 mm x 0,06 – 0,09 mm.

5.8.2.3. Vòng đời

Trứng theo phân ra ngoài ở nơi ẩm ướt, nhiệt độ 310C thì sau 4 ngày trứng nở thành ấu trùng (ở 14 - 240C cần 9 – 11 ngày, ở 24 - 250C cần 8 ngày). Ấu trùng qua 2 lần lột xác thành ấu trùng có sức gây nhiễm có màng bọc ngoài, rất nhỏ dài 0,59 – 0,62 mm, tế bào ruột không phân chia rõ, đoạn cuối thực quản hình cầu, đuôi hơi tù. Ấu trùng gây nhiễm vào cơ thể ký chủ theo 2 đường:

- Lẫn vào thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa.

- Chui qua da vào cơ thể ký chủ, tuần hoàn theo máu tới ngày thứ 6 thấy ấu trùng ở phổi. Quá trình phát triển ở gia súc nhai lại cũng giống như giun móc ở loài ăn thịt. Vào ngày thứ 8 thấy ấu trùng kỳ IV ở phổi, ngày thứ 11 có một số ấu trùng kỳ IV đã tới ruột non. Thời gian hoàn thành vòng đời tùy theo loại giun và ký chủ. Theo Sarimsakov (11957), Bunostomum cảm nhiễm qua da là chủ yếu.

5.8.2.4. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Giun dùng túi miệng bám vào niêm mạc ruột, lấy răng phá hoại tổ chức, làm chảy máu, gây tổn thương niêm mạc ruột và viêm.

- Tác động do độc tố: Giun còn tiết độc tố gây trúng độc, làm máu không đông nên con vật mất máu (bần huyết).

5.8.2.5. Triệu chứng

Thường có triệu chứng mãn tính, thủy thũng dưới hàm. Giun móc gây tổn thương ở niêm mạc ruột và tự nuôi dưỡng bằng máu ký chủ. Con vật bị mất máu, gầy dần đi tháo nặng, phân đen, trong phân có máu. Hồng cầu và huyết sắc tố giảm, bạch cầu ái toan tăng.

5.8.2.6. Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào xét nghiệm phân và mổ khám tìm giun ký sinh ở ruột non.

5.8.2.7. Điều trị

- Thiabendazol: 50 – 100 mg/kgTT, cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

- Phenothiazin: 0,2 g/kgTT (cho bò). Không cho quá 60 g/con; 0,5 g/kgTT (cho cừu).

5.8.2.8. Phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Chú ý giữ vệ sinh chuồng trại, sân chơi, bãi chăn để tránh ấu trùng giun móc xâm nhập qua da. Giữ cho khô ráo sân chơi, bãi chăn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 116)