- Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp: định kỳ tẩy giun, phân gia súc phải ủ để diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống.
6.2.3. Biện pháp cơ bản để phòng và diệt độngvật tiết túc ký sinh
6.2.3.1. Phòng hộ cá nhân đối với động vật tiết túc ký sinh
Chân đốt ký sinh hút máu và truyền bệnh cho người. Khi hút máu có thể gây đau ngay hoặc sau vài ngày mới thấy ngứa, nổi mẩn. Vì vậy khi vào rừng, đi trên đồng cỏ hoặc làm việc trong các chuồng gia súc cần phải kiểm tra quần áo và các phần cơ thể (bẹn, nách…) để bắt sạch chân đốt. Tốt hơn cả là thay quần áo, ngâm vào trong nước nửa ngày để diệt chân đốt. Diệt chân đốt ở trong nhà; không ngồi lâu trên các đồng cỏ, bụi cây. Không mang các thú săn bắn trên người. Những nơi có dịch (nhất là sốt phát ban) thì không cho chó vào nhà vì chó đem chân mang chân đốt mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Khi phải đi vào vùng có dịch hoặc chân đốt ký sinh, cần phải mặc quần áo liền có cổ cao. Cổ tay và gấu quần phải có chun. Chân đi tất dài hoặc xà cạp buộc chặt để chân đốt không đi vào cơ thể được.
Trước lúc vào rừng hoặc chuồng gia súc, gia cầm cần bôi thuốc xua chân đốt ký sinh.
6.2.3.2. Biện pháp diệt chân đốt ký sinh
a. Dùng biện pháp tổng hợp diệt chân đốt ký sinh
- Diệt chúng trên cơ thể gia súc, gia cầm và cả ở ngoài thiên nhiên, bằng các biện pháp hóa học, tiệt sinh, sinh học… Trong đó, biện pháp hóa học là quan trọng nhất vì tiến hành được nhanh và có thể làm trên quy mô lớn. Muốn có hiệu quả phải điều tra thành phần loài, mối quan hệ của chúng với gia súc, gia cầm và con người; nơi sống, phát triển cũng như mùa vụ xuất hiện và hoạt động của chúng.
- Diệt chân đốt ở ngoài thiên nhiên và ở chuồng trại: Chân đốt ký sinh thường sống trên đồng cỏ, xung quanh hoặc trong chuồng trại. Diệt chúng rất khó khăn và chỉ đạt được kết quả nhất định. Có 3 biện pháp thường dùng:
+ Phun hóa chất trên đồng cỏ và quanh chuồng trại + Vệ sinh chuồng trại và phát quang đồng cỏ + Cách li cho chân đốt chết đói.
- Diệt chân đốt ký sinh trên cơ thể súc vật nuôi: Những đàn gia súc có số lượng ít thì có thể sát hoặc bôi, rắc thuốc bột lên cơ thể. Những đàn gia súc gia cầm có số lượng lớn thì phải phun, tắm các thuốc hóa học thích hợp.
- Biện pháp tiệt sinh hay vô sinh: Từ năm 1995 người ta đã dùng tia phóng xạ để gây vô sinh cho chân đốt. Sau đó còn dùng các thuốc hóa học gây vô sinh cho các côn trùng ký sinh và dùng phương pháp di truyền học để chọn thuốc gây vô sinh có hiệu nghiệm. Người ta thường phối hợp thuốc hóa học gây vô sinh với thuốc nhử côn trùng tự động tiếp xúc hoặc ăn thuốc này để thành vô sinh.Thuốc gây vô sinh đã được áp dụng rộng rãi cho nhiều loài côn trùng gây hại. Với ve, bét thì thuốc còn đang ở thời kỳ thử nghiệm.
- Biện pháp sinh học: Trong thiên nhiên có nhiều kẻ thù tự nhiên (hay thiên địch) của chân đốt ký sinh. Đó là các loài chân đốt ăn thịt, nhiều loài chim ăn ve, bét, côn trùng có hại, nhiều loài nấm, vi khuẩn, vi rút. Loài cây cũng có tác dụng xua hoặc diệt chân đốt.
- Biện pháp xua đuổi: Bôi thuốc xua đuổi chân đốt ký sinh lên cơ thể, phun thuốc len da, lông, quần áo, lán trại ở trong rừng. Biện pháp này có hiệu quả cao với các côn trùng ký sinh như ruồi, muỗi, mòng…
b. Thuốc diệt chân đốt ký sinh:
Đa số các thuốc diệt côn trùng (Insecticido) cũng có tác dụng diệt ve bét (Acaricido) và được gọi chung là Insecto acaricido - thuốc diệt ve bét và côn trùng, kể cả thuốc xua đuổi.
Các thuốc này không chỉ có tác dụng với ve bét và côn trùng mà độc lực của mà độc lực của thuốc còn có thể tích lũy trong cơ thể ký chủ (ở các mô và tiết vào sữa). Tùy theo tốc độ độc đối với cơ thể động vật mà chia thành:
+ Thuốc có độc lực cao (Lindan…)
+ Thuốc có độc lực trung bình (Chlorophos, Trichlometaphos- 3…) + Thuốc có độc lực thấp (Metoxichlor, Pentan…)
* Hợp chất phosphoporganic:
- Chlorophos (Dipterex): Là thuốc tốt nhất của nhóm, có phạm vi tiêu diệt rộng các loài ve bét và côn trùng ký sinh. Thuốc có tác dụng tiếp xúc, hun, xông (qua cơ quan hô hấpvà qua ruột ngay từ lúc côn trùng mới ký sinh). Thời gian tác dụng lên côn trùng hút máu là 10 ngày, tác dụng lên ve bét sau 7 ngày sát thuốc lên da súc vật. Sau khi đã phun Chlorophos, gia súc không được mổ thịt trong thời gian 2 tuần lễ. Trong môi trường
lên chân đốt tốt hơn 6 - 8 lần chlorophos. Tuy nhiên hiện nay thuốc nằm trong danh mục thuốc thú y cấm sử dụng do tính độc cao.
- Trichlometaphos - 3: Diệt ve bét và côn trùng. Thường dùng tiêm dưới da trâu bò hoặc phun lên da cổ chống ruồi, muỗi, ve, ghẻ.
Thuốc còn diệt cả ve trong cả nhà ở. Vì thuốc có mùi khó chịu nên gia súc trước khi giết thịt 60 ngày không được bôi thuốc này.
- Phosmamid: có mùi khó chịu, tác dụng tới ve, bét trong vòng 7-10 ngày, tác dụng lên ruồi 2 tháng. Khi dùng chế thành nhũ tương để bôi lên da ngựa. trâu, bò, để chống ruồi, muỗi, ve (không dùng cho bò sữa).
- Chế phẩm carbophos: có tác dụng lên ve 7-9 ngày. Thường được trộn vào phân, rác để diệt ấu trùng của ruồi: hòa chế phẩm này vào nước để diệt bọ gậy phun vào chuồng trại để diệt chân đốt có hại; phun lên da súc vật để chống muỗi đỉa vào mùa hè; phun lên lông gia cầm để chống giận ăn lông.
* Hợp chất chloriganic:
- Hexachloral (666): Là loại thuốc hữu cơ. Trước đây dùng để chống ve bét và côn trùng ký sinh. Súc vật dễ nhạy cảm với 666. Ngựa, trâu bò (đặc biệt là bê non dưới 6 tháng tuổi) nhạy cảm nhất, lơn chịu đựng khỏe hơn. Có thể dùng dạng nhũ tương (mùa xuân) hoặc dạng bột (mùa đông) để bôi, rắc, phun lên cơ thể gia súc. Gần đây người ta cấm dùng 666 vì thuốc này xâm nhập vào cơ quan, lưu lại trong mỡ và tiết vào sữa.
- Hiện nay trong thú y thường dùng chế phẩm Creolin hexachloral – dung dịch nâu sẫm bôi lên da chống ve, ghẻ. Chú ý không được dùng cho súc vật trong vòng một tháng trước khi giết mổ.
- Nicochtoral: Chế từ Hexachroral và nicotin, nhựa thông, dầu hỏa, trộn thành nhũ tương. Nhũ tương này dùng diệt ve, rận ăn lông của gia cầm, diệt muỗi và ấu trùng ruồi trong các chuồng trại không được dùng Nicochtoral bôi lên da bò sữa và súc vật trước khi giết một tháng.
- Polychropinet: Pha với nước ấm thàng nhũ tương bền vững để diệt dĩn, ruồi nhà, ruồi trâu và cả ve ghẻ. Thuốc còn diệt bọ gậy trong nước. không phun, tắm cho bò sữa và súc vật trước khi giết mổ một tháng.
- Ete dicresl: Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. Dùng để diệt ve mềm, ve cứng, giận ăn lông và ghẻ. Hiện nay dùng khá rộng rãi để diệt chân đôt ký sinh.
* Hợp chất vô cơ:
- Arscnic natri: thuốc dễ bị phân hủy dưới ảnh hưởng của không khí nên phải bảo quản trong thùng sắt kín. Dùng dưới dạng dung dịch tắm chống ve cho cho trâu, bò, cứu và xát, phun cho ngựa. thuốc đọc (bảng A) ve quen thuốc nhanh nên nhiều người không dùng loại này.
- Thuốc xua (reppello): Làm cho côn trùng ve, bét ghê sợ. Thuốc không độc cho gia súc. Thuốc gián tiếp làm giảm số lượng, thàng phần côn trùng hút máu (do không hút
Hexeamid: pha thành nhũ tương 3% phun lên gia súc. Dietyltoluamid: pha thàng nhũ tương 3% phun cho gia súc.