Phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng ngưng kết: Trên phiến kính sạch và khô, cho một giọt huyết thanh nghi có bệnh, nhỏ vào 1 giọt máu của chuột bạch, mèo đã

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 154)

cho một giọt huyết thanh nghi có bệnh, nhỏ vào 1 giọt máu của chuột bạch, mèo… đã mắc bệnh có tiên mao trùng (kháng nguyên), nhỏ tiếp một giọt nước sinh lý, hòa lẫn 3 thứ, đậy lá kính lên, soi ở kính hiển vi (10 x 20). Nếu con vật có bệnh thì tiên mao trùng ngưng kết thành từng đám giống như hoa cúc. Nếu 1 nửa phân tán, 1 nửa tập trung thì là nghi ngờ, nếu toàn bộ phân tán thì là âm tính.

- Phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng Elisa: Phương pháp này có độ chính xác cao. Dùng kháng nguyên chuẩn (kháng nguyên tiên mao trùng) cho kết hợp với huyết thanh của gia súc nghi mắc bệnh (kháng thể). Nếu có phản ứng xảy ra tức là có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể tương ứng trong huyết thanh chứng tỏ con vật mắc bệnh. Ngược lại là âm tính. Tuy nhiên việc chế kháng nguyên chẩn đoán còn rất khó khăn.

- Tiêm truyền động vật thí nghiệm: Đây là phương pháp chẩn đoán rất chính xác nhưng giá thành cao, khó áp dụng ở cơ sở sản xuất khi phải chẩn đoán số lượng gia súc lớn. Lấy 0,5-1 ml máu con vật nghi mắc bệnh, tiêm vào xoang bụng cho 1 trong 5 động vật thí nghiệm như chuột bạch, chuột lang, mèo, chó, thỏ, rồi định kỳ từ 4-30 ngày kiểm tra máu động vật thí nghiệm đó tìm căn bệnh trong máu.

Ngoài các phương pháp trên, hiện đang nghiên cứu áp dụng các biện pháp chẩn đoán CATT và SAT.

9.2.1.6. Điều trị

Phải điều trị tổng hợp, vừa chú ý chăm sóc con vật ốm, vừa dùng một trong số những thuốc đặc trị sau:

- Naganin: Liều 8-10 mg/kg P. Có thể dùng 15 mg/kg thể trọng. Pha với nước cất thành dung dịch 10%, tiêm tĩnh mạch, hoặc tiêm vào bắp thịt thành 2-3 điểm. Sau một tuần nếu con vật chưa khỏi (vẫn sốt) thì có thể tiêm lại lần 2.

- Trypamydium: 0,5-1 mg/kg P. Tiêm bắp thịt 1-2% pha với nước cất. Nếu lượng thuốc nhiều (>15ml) thì phải tiêm ở 2 điểm.

- Berenil: 8 mg/kg P. Cứ 0,8 g thuốc pha trong 5 ml nước cất. Tiêm sâu vào bắp thịt cổ (không dùng vượt quá tổng liều là 9 g cho một con vật).

9.2.1.7. Phòng bệnh

Cần thực hiện các niện pháp tổng hợp sau:

- Ở những vùng có bệnh, vào mùa ruồi trâu hoạt động, cần kiểm tra máu cho toàn bộ gia súc. Nếu có bệnh hoặc nghi có bệnh thì cần cách ly và điều trị kịp thời.

- Khi có bệnh xảy ra, phải báo cáo cho chính quyền để công bố dịch.

- Tiêm phòng bằng thuốc: Dùng Trypamidium tiêm phòng tiên mao trùng vì trong số các thuốc trên thì Trypamidium thải trừ chậm, có thể tồn tại trong máu tới 4 tháng nên dùng phòng bệnh tốt hơn các thuốc khác.

9.2.2. Bệnh sảy thai do Trichomonas (Trichomonosis) ở bò

9.2.2.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

Bệnh do roi trùng Trichomonas genitalis (T.foctus, T.bovis) gây ra. Căn bệnh ký sinh nằm ở khí quan sinh dục của bò (âm đạo, tử cung, đầu dương nang), có khi ký sinh ở khí quan sinh dục của ngựa và người.

9.2.2.2. Hình thái căn bệnh

Là đơn bào hình quả lê, có 2 chân, rất nhỏ (10 - 15 x 7 - 10 µ), có 3 roi dài phía trước và 1 roi thứ tư cong lại về phía sau giới hạn thành một màng rung động và có một đoạn sau tự do.

Bệnh truyền nhiễm do giao cấu, gây nên bệnh viêm tử cung – âm đạo sinh mủ thường kể phát gây sảy thai, sát nhau và không đẻ (sổi).

9.2.2.3. Chẩn đoán

- Lấy dịch lẫn mủ chảy từ âm đạo, kiểm tra ngay dưới kính hiển vi, có thể thấy căn bệnh sống và di động.

- Có thể tiêm truyền cho chuột lang.

9.2.2.4. Chữa bệnh

Bơm dung dịch Lugol vào tử cung (100 ml pha với 2 lít nước sôi), hoặc Trypaflavin 0,1%, hoặc Axít lactic 0,5% (150 ml), hoặc quinosol 1/1500. Mỗi tuần chữa một lần, chữa trong một tháng.

9.2.2.5. Phòng bệnh

- Loại tất cả những bò nhiễm bệnh, nhất là bò đực giống, sát trùng dương vật bằng Axít lactic 5%. Nếu nghi là đực giống mắc bệnh thì trước khi cho nhảy, rửa âm đạo bò cái bằng dung dịch Natri bicacbonat nóng (500) hay bôi một thứ thuốc mỡ chứa Gonacrin 0,5%.

+ Lô 2: Những bò chửa đang nghi mắc bệnh thì tập trung để theo dõi, đề phòng sảy thai. Nếu sảy thai thì chuyển sang lô 3.

+ Lô 3: Những bò bệnh thì phải chữa. Bò đực giống phải chữa bằng những thuốc sát trùng dùng trên dương vật, và chỉ cho nhảy ít nhất 1 tháng sau khi khỏi bệnh (kiểm tra âm tính). Nếu bò đực giống ít giá trị thì nên thiến hay mổ thịt.

Duy trì những biện pháp này cho đến khi bò cái đẻ bình thường. Thụ tinh nhân tạo là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Chương 10

Bệnh do động vật đơn bào lớp bào tử trùng gây nên 10.1. Các bệnh huyết bào tử trùng

10.1.1. Bệnh lê dạng trùng (Piroplasmosis) ở bò

10.1.1.1.Đặc điểm căn bệnh

- Bệnh do đơn bào Piroplasma bigeminum (Babesia bigemina) gây ra. Căn bệnh ký sinh trong hồng cầu. Ký chủ cuối cùng là bò, trâu. Ký chủ trung gian là ve thuộc các giống Boophilus (ve một ký chủ), ở nước ta là loài ve Boophilus microplus.

- Đơn bào hình cầu, dài, bầu dục, nằm ở ngoại vi hồng cầu (vì hồng cầu lõm 2 mặt và bờ dày hơn), hoặc hình quả lê phình bụng, kích thước là 0,002- 0,004 x 0,002 mm.

10.1.1.2. Cách sinh bệnh và truyền bệnh

- Lê dạng trùng gây bệnh chủ yếu bằng cách ký sinh và phá hoại số lớn hồng cầu, tiết độc tố làm tan huyết sắc tố.

- Bệnh lê dạng trùng xảy ra và lây lan ở trong một khu vực khi có đủ 3 yếu tố: + Có gia súc mắc bệnh lê dạng trùng (nguồn bệnh).

+ Có ký chủ trung gian truyền bệnh lê dạng trùng (ve Boophilus). + Có gia súc khỏe cảm thụ với lê dạng trùng.

- Bò đã mắc lê dạng trùng mà khỏi thì trong một thời gian sau có sức miễn dịch chống bệnh. Sức miễn dịch này là do bò có mang trong cơ thể một số ít lê dạng trùng cho nên người ta gọi là miễn dịch mang trùng hoặc phòng nhiễm, qua 6 -10 tháng, số ký sinh trùng ấy chết đi thì con vật lại có thể nhiễm bệnh. Nếu con vật tiếp tục nhiễm bệnh rồi lại khỏi nhiều lần thì sức miễn dịch được củng cố.

Tính miễn dịch này giải thích những hiện tượng sau:

+ Bò nhập nội mắc lê dạng trùng cao hơn tỉ lệ bò địa phương, vì chúng chưa có sức miễn dịch với loại lê dạng trùng ở địa phương

+ Bò địa phương có thể mang lê dạng trùng mà không phát bệnh, do sức “miễn dịch mang trùng” qua nhiều lần mang bệnh, khi nào cơ thể kém sức chống đỡ (nuôi dưỡng kém, đã mắc bệnh khác, bị phản ứng sau khi tiêm vacxin như vacxin dịch tả trâu bò qua thỏ) thì lê dạng trùng trở thành có sức độc, sinh sản nhiều mà gây thành bệnh.

+ Bò non thường ốm nhiều trong một ổ dịch vì chưa có sức miễn dịch nhưng lại dễ khỏi vì khả năng tái tạo máu của nó mạnh hơn, sức thực bào của các bạch cầu mạnh hơn. Bò trưởng thành thường bị ốm ít, do phần nào có sức miễn dịch, nhưng khi ốm thì bệnh nặng, dễ chết, vì cơ thể kém sức chịu đựng đối với ký sinh trùng. Đối với bò giống nhập nội, dù là bò non hay bò trưởng thành đều bị bệnh với mức độ ngang nhau, vì chúng chưa hề có sức miễn dịch đối với loài lê dạng trùng ở nước ta.

+ Người ta có thể lấy máu của bò mới khỏi bệnh, hoặc máu của bò địa phương đã mang một ít lê dạng trùng để tiêm miễn dịch cho bò nhập nội, và nếu bò phát bệnh thì chữa kịp thời (bệnh thường phát nhẹ, chữa dễ khỏi). Hoặc tiêm thuốc diệt lê dạng trùng thường kỳ cho bò nhập nội, để nếu có bị ve truyền bệnh thì không phát, gây cho bò dần dần có sức miễn dịch.

10.1.1.3.Triệu chứng

Bệnh nặng ở những bò giống ngoại mới nhập vào nước ta. Bệnh ở bò nội thường nhẹ và thường là bò mang lê dạng trùng trong máu mà không phát bệnh. Nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm thì bệnh sẽ phát ra.

Sau khi bị ve có mang Piroplasma đốt và truyền thì khoảng 8 - 15 ngày sau, bò bắt đầu phát bệnh với 4 triệu chứng nối tiếp nhau: sốt, đái ra huyết sắc tố, vàng niêm mạc, bần huyết.

- Sốt thường cao 39,80C - 400C rồi đến 41 - 420C, sốt liên tục như vậy nhiều ngày. Khi bắt đầu sốt, con vật kém ăn, khát nước nhiều, sao đó thì uống nước ít hơn. Con vật ỉa táo, phân có chất nhầy lẫn máu, nhai kém, chảy nước dãi nhiều, tim đập nhanh, thở khó, có cơn ho. Niêm mạc tụ máu thành màu đỏ, nhất là niêm mạc âm đạo và niêm mạc trực tràng. Bò đang cho sữa thì lượng sữa giảm dần rồi cạn hẳn.

- Sau 2 - 3 ngày, thấy đái ra huyết sắc tố thoát ra ngoài, lọc qua thận vào nước tiểu làm nước tiểu đỏ). Lúc đầu còn ít sắc tố thì nước tiểu vàng, sau đó vàng thâm, cuối cùng thì đỏ, có khi đen như nước cà phê.

- Sau khi phát bệnh khoảng 5 ngày, thấy vàng các niêm mạc mắt, miệng, trong tai, âm đạo, có khi da cũng vàng. Lúc đầu vàng nhạt, sau thành màu da cam, nhìn kỹ thấy những chấm đỏ hay mảng đỏ dưới niêm mạc. Đến thời kỳ này thì con vật bỏ ăn uống, không nhai lại nữa, dạ cỏ rất cứng, hoặc vẫn đi táo hoặc chuyển sang đi tả rất mạnh. Tim đập nhanh và nhanh hơn hoặc trái lại đập rất yếu, mạch không đều, có khi chìm hẳn xuống. Thở khó và gấp. Có khi bắp thịt ở chân và mắt co giật từng cơn. Có con bị sưng ở

- Sau khi phát bệnh khoảng 8 ngày, con vật bần huyết, máu rất loãng. Các niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt từ vàng chuyển sang tái nhợt. Bần huyết nghiêm trọng thì gây ngạt thở, tim ngừng đập. Con vật có thể chết trong khi đang sốt cao, hoặc trái lại, nhiệt độ cơ thể hạ thấp rồi chết. Có con giãy dụa điên cuồng, đập đầu vào tường hoặc đâm đầu xuống đất rồi chết.

Nếu chăm sóc bồi dưỡng chu đáo, kết hợp điều trị bằng thuốc kịp thời con vật có thể khỏi bệnh, nhưng tuần hoàn và hô hấp còn bị rối loạn một thời gian, nhất là vàng niêm mạc và bần huyết thì lâu mới hết. Thường phải 2 - 3 tháng con vật mới phục hồi sức khỏe.

Nói chung, bệnh kéo dài khoảng 10 ngày thì khỏi, nhưng con chết thường ở trong khoảng 5 - 7 ngày hoặc chỉ 2 - 3 ngày, hoặc chỉ 12 - 24 giờ.

10.1.1.4.Bệnh tích

- Xác chết cứng rất nhanh sau khi chết. Ngoài ra có nhiều ve. Xác chết gầy còm. - Niêm mạc, mắt, mũi, miệng, âm đạo tái nhợt, niêm mạc âm đạo và trực tràng có chấm đỏ hoặc mảng đỏ dưới niêm mạc.

- Khi mổ ra thấy các bắp thịt tái nhợt, ứ nước và nhũn. Lớp mỡ dưới ra vàng nhợt, ứ nước. Xoang ngực và bụng có nước vàng nhạt hoặc hồng nhạt. Máu loãng, khó đông.

- Bệnh tích rõ nhất là tim sưng to, có khi chin nhũn, màng trong và ngoài tim có chấm xuất huyết thành mảng. Gan sưng to, tụ máu. Túi mật sưng rất to. Dịch mật đặc, dính. Lách sưng to và nát nhũn như bùn. Dạ múi khế thường rỗng, niêm mạc tụ máu. Dạ lá sách khô, cứng như quả bưởi, niêm mạc dẽ bóc. Bàng quang thường chứa nước tiểu vàng thẫm hoặc đỏ.

10.1.1.5.Chẩn đoán bệnh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w