Bệnh giun kết hạt (Oesophagostomosis)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 110)

- Haemonchus similis ký sin hở dạ múi khế, ruột non của trâu, bò, cừu.

5.7. Bệnh giun kết hạt (Oesophagostomosis)

Bệnh giun kết hạt do ấu trùng và giun trưởng thành giống Oesophagostomum, thuộc họ Trichonematidae, ký sinh ở thành ruột và xoang ruột gia súc. Ấu trùng tạo thành những hạt hoặc u kén ở ruột. Có nhiều loài ký sinh ở gia súc; ở nước ta thường có 3 loài ký sinh ở gia súc nhai lại và một loài ở lợn. Đặc điểm hình thái chung của giống

Oesophagostomum như sau: Túi miệng hình ống rất nhỏ, quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa, có các tua ở quanh miệng, có rãnh cổ, phía trước rãnh cổ biểu bì nở ra tạo thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai cổ. Giun đực có túi đuôi và một đôi gai giao hợp dài bằng nhau. Âm hộ giun cái ở gần hậu môn.

5.7.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Do các loài giun sau gây ra: Oesophagostomum columbianum, O. venulosum, O. radiatum, O. dentatum

- Ký chủ: Gia súc nhai lại: O. columbianum, O. Venulosum, O. radiatum. Lợn: O. dentatum

- Vị trí ký sinh: Oesophagostomun columbianum: Ký sinh ở kết tràng cừu, dê và trâu. O. radiatum: Ký sinh ở kết tràng bò và trâu.

5.7.2. Hình thái căn bệnh

* Oesophagostomum columbianum

Cánh đầu rất phát triển, vì thế đầu thường cong lại, vòng miệng nhô ra bên ngoài, túi đầu không to lắm, có 20 - 24 tua ngoài và 40 - 48 tua trong. Gai cổ ở ngay sau rãnh cổ, đầu nhọn của gai cổ nhô ra ngoài cánh đầu.

- Giun đực dài 12 - 13,5 mm, túi đuôi phát triển, gai giao hợp dài 0,74 - 0,87 mm, bánh lái giao hợp hình bản nhỏ có màng cong về phía sau, dài 0,1 mm.

- Giun cái dài 16,7 - 18,6 mm, đuôi dài phía sau thon. Âm hộ ở phía trước cách hậu môn 0,65 - 0,80 mm. Âm đạo ngắn thông với cơ quan thải trứng hình thận.

- Trứng hình bầu dục, 0,73 – 0,89 mm x 0,034 – 0,045 mm. *Oesophagostomum venulosum

Giun này không có cánh đầu nên đoạn trước không cong, túi miệng rộng nhưng không sâu, có 18 rua ngoài và 36 rua trong gai cổ ở sau thực quản.

Giun đực dài 10,3 - 15,0 mm, rộng nhất 0,36 - 0,50 mm. Túi đuôi không phát triển bằng hai giun trên, 2 gai giao hợp dài bằng nhau 1,1 - 1,2 mm.

Giun cái dài 13,0 - 19,0 mm, rộng nhất 0,43 - 0,57 mm. Âm hộ gần hậu môn và cách chóp đuôi 0,33 - 0,45mm. Trứng có kích thước 0,085 - 0,1 x 0,045 - 0,055 mm. * Oesophagostomum radiatum

Cánh đầu phát triển, do đó đầu hơi cong lại. Không có rua ngoài, rua trong chỉ là một vòng nhỏ của túi miệng nhô ra phía trước. Túi đầu to trên có một rãnh phân túi đầu làm 2 bộ phận. Gai cổ ở gần rãnh cổ.

Giun đực 14 - 16 mm x 0,3-0,4mm. Túi đuôi tương đối lớn, thùy lưng hơi rõ. Gai giao hợp dài 0,7 – 0,8 mm và bánh lái gai giao hợp dài 0,1 mm. Giun cái 17 - 20 mm x 0,3 - 0,4 mm. Hậu môn cách chóp đuôi 0,4mm. Âm hộ ở trên chỗ lồi hình nón và cách hậu môn 1,0 mm.

* Oesophagostomum dentatum

Không có cánh đầu, có 9 rua ngoài và 18 rua trong, túi đầu to. Giun đực dài 8 – 9 mm. Giun cái dài 8 – 11,2 mm. Túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản.

Giun đực 8 - 9 mm x 0,14 - 0,37 mm, có túi đuôi, có hai gai giao hợp dài 1,00 - l,14 mm. Giun cái dài 8 - 11,2 mm. Âm đạo vòng về trước, dài 0,l - 0,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng.

5.7.3. Vòng đời

Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp nhiệt độ 25 – 270C, sau 10 – 17 giờ nở thành ấu trùng, qua 2 lần lột xác, sau 7 – 8 ngày thành ấu trùng có sức gây bệnh. Ký chủ nuốt phải ấu trùng này, tới ruột chui vào niêm mạc ruột tạo thành u kén, lột xác lần 3 tới ngày 6 – 8 thì thành ấu trùng kỳ IV, sau đó rời khỏi niêm mạc ruột vào xoang ruột lột xác lần nữa thành giun trưởng thành.

Hoàn thành vòng đời tùy từng loài giun: Oes. radiatum là 32 - 43 ngày, Oes. venulosum là 24 - 30 ngày, Oes. columbianum là 32 ngày.

5.7.4. Dịch tễ học

- Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo lứa tuổi ở lợn: lợn con tỷ lệ nhiễm thấp hơn. Lợn dưới hai tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm 46,9%

Lợn 3 - 4 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm 67,4% Lợn 5 - 6 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm 72,1% Lợn trên 8 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm 73,3%

Lợn con có sức đề kháng với giun kết hạt nên tỷ lệ nhiễm thấp, tuy ấu trùng gây nhiễm vào lợn con nhưng không gây những u kén ở ruột. Ở lợn lớn sau khi ấu trùng gây nhiễm vào thì gây ra bệnh rất nặng và trên ruột có nhiều u kén. Thời gian sống của Oes . dentalum sống trên cơ thể lợn tương đối dài từ 8 - 10 tháng.

- Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau.

- Sức đề kháng của trứng: Gặp điều kiện thích hợp trứng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trên dưới một tuần, khi nhiệt độ 5 – 90C trứng ngừng phát triển, khi nhiệt độ 35°C trứng bị chết.

5.7.5. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ấu trùng chui vào niêm mạc ruột tạo thành u kén gây tổn thương niêm mạc ruột.

- Tác động chiếm đoạt dinh dưỡng: Giun trưởng thành hút máu ký chủ và ăn các tế bào niêm mạc ruột già làm con vật bị mất máu, loét niêm mạc, gây rối loạn tiêu hóa nặng.

- Tác động do độc tố: Giun tiết độc tố gây trúng độc cho con vật.

- Tác động mang trùng: Ấu trùng mang theo vi trùng vào các u kén gây viêm hóa mủ ở các u kén.

5.7.6. Triệu chứng

- Giai đoạn ấu trùng chui vào niêm mạc ruột gây triệu chứng cấp tính, ỉa chảy phân có chất nhầy, đôi khi có máu tươi có một số ít con nhiệt độ lên cao bỏ ăn, gầy còm, khi ấn vào bụng thấy đau, thiếu máu, niêm mạc nhợt. Ỉa chảy kéo dài làm con vật gầy dần và chết.

- Giai đoạn do giun trưởng thành thường là mạn tính, có từng thời kỳ bị kiết lị, con vật chậm lớn, gầy còm, các triệu chứng khác không rõ lắm.

5.7.7. Bệnh tích

Niêm mạc xung huyết, thủy thũng. Sau khi nhiễm 5 ngày thỉ thấy những u kén nhỏ (kết hạt), ở giữa những kén này có điểm màu vàng do niêm mạc xung quanh bao bọc, bên trong có ấu trùng giun, có khi bọc này bị hoại tử, bên trong có mủ và bị loét, tới ngày thứ 7 - 8 thì kết tràng bị viêm có mủ. Có khi có tới vài nghìn u kén trên đoạn ruột, to bằng đầu kim băng, hạt đậu... Hạt này có khi bị vôi hóa, chỉ tìm thấy ấu trùng khi hạt chưa bị vôi hóa.

5.7.8. Chẩn đoán

Xét nghiệm phân tìm trứng giun kết hạt. Nhưng phương pháp này ít ý nghĩa vì trứng Oesophagostomum giống trứng các loại giun xoăn khác.

Nuôi trứng nở thành ấu trùng và kiểm tra trên kính hiển vi hình thái và cấu tao của ấu trùng.

Mổ khám kiểm tra bệnh tích (các u kén ở ruột), tìm giun trưởng thành.

5.7.9. Điều trị

- Điều trị cho trâu bò:

+ Phenothiazin: 0,3 – 0,45 g/kg TT. Hiệu quả đạt 41 – 96%. + Tetramisol: 10 – 15 mg/kg TT, cho uống.

5 – 7,5 mg/kg TT, tiêm dưới da hoặc bắp thịt.

+ Thiabendazol: Có hiệu lực rất tốt với nhiều loài giun tròn trong đó có

Oesophagostomum. Liều: Trâu, bò: 66 mg/kg TT, trộn thức ăn hoặc hòa nước cho con vật uống.

+ Levamisol: 5 – 75 mg/kg TT, cho uống. 5 – 7 mg/kg TT, tiêm dưới da. - Điều trị cho dê, cừu:

+ Phenothiazin: 0,5 – 1,0 g/kg TT. Trộn lẫn cám và nước. Không dùng Phenothiazin cho những con gầy yếu, suy nhược, những con cái có chửa, những con đang

+ Tetramisol: 15 mg/kg TT, cho uống.

7,5 mg/kg TT, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. + Levamisol: 7,5 mg/kg TT, cho uống

5 mg/kg TT, tiêm dưới da. - Điều trị cho lợn:

+ Phenothiazin: 0,2 – 0,5 mg/kg TT, trộn thức ăn cho ăn. + Mebendazole 10%: 400 mg/kg TT, trộn thức ăn.

5.7.10. Phòng bệnh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 110)