- Việc chẩn đoán bệnh dựa vào các tài liệu dịch tễ (loài lê dạng trùng ở vùng có bệnh và mùa phát bệnh, loài ve và mùa phát triển của ve, giống và tuổi con vật mắc
10.1.2. Bệnh biên trùng (Anaplasmosis) ở bò
Do những huyết bào tử trùng thuộc họ Anaplasmatidae, giống Anaplasma gây ra. Giống Anaplasma gồm những nguyên sinh động vật ở trong hồng cầu, không di động, không có nguyên sinh chất, phân chia bằng trực phân thành hai hình chấm, kích thước 0,001 mm, nhuộm Giemsa thành những hạt màu xanh, bên ngoài thường bọc một khoảng trống sáng. Ở trong hồng cầu từ 1 - 4 con, chỉ thấy 4 con khi ký sinh trùng đã phân chia lần thứ hai mà hồng cầu ký chủ chưa chết.
Có nhiều loại ký sinh ở bò, cừu, dê, ngựa, lợn. Ở bò, có hai loài, một loài gây bệnh
Anaplasma marginale, một loài không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ: Anaplas- macentrale.
10.1.2.1.Căn bệnh Anaplasma marginale
Sống trong hồng cầu bò, bò bướu, trâu. Khoảng 4-5 ký sinh trùng nằm ở rìa hồng cầu, vì vùng giữa hồng cầu mỏng hơn nên ký sinh trùng không vào được; do ở rìa hồng cầu nên người ta gọi là biên trùng (marginale). Độc lực rất cao, có khi gây chết 95%.
Bệnh truyền đi do các loài ve, nhưng có thể do tất cả các loài tiết túc đốt và hút máu (thí dụ ruồi trâu), vì sự truyền bệnh hoàn toàn cơ giới. Thực tế đã thấy những ve sau đây truyền bệnh: Boophilus decoloratus, Dermacentor andersoni, Rhipicephalus simus, ở chúng sự truyền bệnh do di truyền.
Bệnh phân bố khắp các lục địa, trừ châu Đại Dương.
10.1.2.2. Bệnh lý học
Bệnh có hầu khắp thế giới và có nhiều ở các vùng xứ nóng (Bắc phi).
Bệnh biên trùng ở nước ta thường ghép với bệnh lê dạng trùng. Có khi bệnh phát ra nhân dịp tiêm vacxin dịch tả trâu bò qua thỏ, hoặc bò đã mắc một bệnh khác. Cũng thấy bò mắc bệnh biên trùng nhưng không phát. Bệnh phát ra khi sức đề kháng giảm do thiếu thức ăn, thay chỗ ở, mắc một bệnh khác. Khi bệnh biên trùng ghép với bệnh lê dạng trùng thì triệu chứng và bệnh tích của bệnh lê dạng trùng chiếm ưu thế, tác động của bệnh biên trùng không rõ rệt.
Dưới đây là bệnh biên trùng không ghép với bệnh khác
* Triệu chứng:
Sau một thời kỳ nung bệnh tương đối dài (1 tháng), bệnh có thể phát dưới hai thể: cấp tính và mãn tính.
Bệnh cấp tính thì máu chứa nhiều biên trùng, sốt cao (40-410C) nhưng gián đoạn (hàng tháng phát một cơn) dần dần thành một chứng bần huyết cấp tính, làm con vật chết. Có khi thấy hơi vàng da, nhưng không bao giờ đái ra huyết sắc tố. Thể bệnh này có thể giết chết đến 95% số ốm.
Bệnh biên trùng mãn tính thì máu chứa ít biên trùng, triệu chứng không rõ, chỉ thấy con vật gầy và bần thuyết dần, cuối cùng gầy rạc, nhưng ít khi chết.
* Bệnh tích:
Bệnh tích chính là bần huyết. Sưng lá lách, gan vàng nhạt như chin, thận mất màu và nhạt màu, không viêm hạch, tăng bạch cầu đơn nhân. Ở óc có thể có chấm xuất huyết, tủy xương đông lại và màu tro vàng nhạt.
Bệnh trạng ở bò nước ta có đặc điểm là: Sốt thường cao, con vật đờ đẫn, không ăn, không nhai lại, hô hấp và toàn gấp hơn. Chết sau vài ngày, có khi sau 10-20 ngày. Bệnh tích: Lá lách sưng, gan chin, máu khô đông nhưng vẫn đỏ tươi. Xác chết có khi vàng có khi không.
Căn cứ vào triệu chứng lâm sang và bệnh lý giải phẫu, soi kính hiển vi tiêu bản máu, truyền bệnh cho động vật thí nghiệm.
Cần phân biệt bệnh lê dạng trùng với bệnh Theileriosis.
Kiểm tra tiêu bản máu nhuộm Giemsa, thấy từ 10 đến 50% hồng cầu bị ký sinh, các hạt không có nguyên sinh chất thường bị bọc bởi một khoảng trống sáng hơn do nguyên sinh chất co lại khi tiêu bản khô. Không nên nhầm Anaplasma với:
+ Theileria hoặc những lê dạng trùng non và nhỏ khoảng 0,001 mm, chưa có nguyên sinh chất, do các bào tử thể mới được truyền vào máu và mới tiến vào hồng cầu; những ký sinh trùng này đã có một nhân phân biệt với nguyên sinh chất, hơn nữa, thấy những lê dạng trùng trưởng thành các hồng cầu khác nhau.
+ Những hồng cầu có nhân bao giờ cũng chỉ chứa một nhân và nhân to hơn (0,002-0,004 mm), không bao giờ có 2 hay 4 nhân.
+ Những hồng cầu bị chấm hay bị vằn chứa ít nhất 12 hạt màu hồng (Asnaplasma không có quá 4 hạt, màu xanh).
Cần dùng thuốc nhuộm sạch (mới pha), vì những cặn thuốc nhuộm dính trên tiêu bản vó thể làm nhầm với ký sinh trùng nếu nằm đúng vị trí ở rìa hồng cầu.
Nếu có nghi ngờ, thì dùng máu tiêm truyền cho động vật thí nghiệm. * Điều trị:
Có thể dùng các thuốc sau:
- Hemasparidin: 0,0005 g/mg P, pha 1-2% với nước cất, tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch.
- Biomixin (Na): 0,003 g/kg P, pha 1% với nước cất, tiêm tĩnh mạch. - Acriflavin: 0,003-0,001 g/kg P, pha 1% với nước cất, tiêm tĩnh mạch. - Lomidin: 0,01-0,15 g/kg thể trọng, pha với nước cất, tiêm bắp thịt. Một số tài liệu dùng liều khác như
- Acriflavin (gonacrin): Đối với bò, dùng liều tấn công 2g trong dung dịch 5% tiêm tĩnh mạch theo đúng liều duy trì 1g mỗi ngày trong 4-5 ngày, đối với bê: 0,25-0,5g.
- Aureomixin clorydrat (biomixin): 10 mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch, chia làm 2 lần, cách 12 giờ tiêm 1 lần, trong 5 ngày liền.
- Paludrin: Cho uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g trong 2 ngày
Dùng thêm các thuốc hỗ trợ và tiếp máu. Khi đã khỏi bệnh, dùng thêm thức ăn ngon bồi dưỡng cho con vật vitamin B12.
* Phòng bệnh:
Chủ yếu là diệt ve và phòng nhiễm, phòng nhiễm có nhiều cách:
- Tiêm máu ít độc lực, lấy trong thời kỳ nung bệnh, lúc chưa có nhiều ký sinh trùng. - Tiêm những loại Anaplasma khác ít độc lực: A.centrale, A.argentinum. Tính phòng nhiễm này giữ được cả đời.
Hiện nay, ở Bắc Phi người ta gây phòng nhiễm cho bốn loại huyết bào tử trùng ở bò, mỗi năm hai đợt. Vào mùa thu phòng bệnh Piroplasmosis, Babesiellosis, Anaplasmosis, mùa xuân năm sau phòng bệnh Theleriosis.