Tuổi mắc bệnh: Bệnh thường xảy ra ở gia súc non, gia súc lớn nhiễm ấu trùng có sức gây bệnh nhưng không phát triển thành giun trưởng thành Gia súc già yếu cũng có

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 98)

sức gây bệnh nhưng không phát triển thành giun trưởng thành. Gia súc già yếu cũng có thể mắc bệnh.

- Mùa phát bệnh: Bệnh thấy quanh năm, nhưng thấy nhiều ở mùa ẩm nóng (xuân – hè – thu).

- Sức đề kháng của trứng: Sức đề kháng kém ở nhiệt độ thấp hoặc cao. Nhiệt độ thấp trứng ngừng phát triển. Ở nhiệt độ trên 500C và – 90C trứng bị chết. Ấu trùng gây nhiễm sống ở nơi ẩm ướt được 2 tháng không sống được ở nơi khô hạn.

5.4.5. Cơ chế sinh bệnh

- Tác động cơ giới: Ấu trùng chui qua da, mạch máu phổi, các phế nang làm tổn thương tổ chức các cơ quan, gây viêm phổi. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non gây viêm, rối loạn tiêu hóa.

- Tác động mang trùng: Ấu trùng mang theo vi khuẩn (phó thương hàn) từ ngoài vào, qua da ký chủ vào cơ thể ký chủ gây bệnh truyền nhiễm ghép với bệnh ký sinh trùng.

5.4.6. Triệu chứng

- Súc vật non nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng rõ rệt. Ngựa non có biểu hiện đau bụng nhẹ, chướng hơi, gầy yếu, ỉa chảy nhiều.

- Lợn con sau đẻ 3 – 4 tuần nhiễm bệnh rất nặng, chết tới 50%. Con vật gầy còm có mụn trên da do ấu trùng giun lươn chui qua da gây viêm da.

Viêm kết mạc mắt, ỉa chảy, phân có lẫn máu, thân nhiệt tăng, có triệu chứng viêm phổi (con vật ho). Triệu chứng kéo dài 15 – 30 ngày. Nếu nặng có thể chết.

Khi nhiễm nhẹ, triệu chứng không rõ rệt.

Dưới da có những điểm tụ huyết, tổ chức cơ và phổi có nhiều điểm hoặc đám tụ huyết. Viêm khí quản, viêm cata dạ dày – ruột, niêm mạc ruột tụ huyết, niêm mạc dạ dày có mụn loét nhỏ.

5.4.8. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ của bệnh (gia súc non bị bệnh nhiều). Vì kích thước trứng giun nhỏ nên phải có kỹ thuật mổ khám và thu thập giun sán tốt mới thấy được giun lươn. Do đó phương pháp chẩn đoán chủ yếu là:

Xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để tìm trứng giun lươn. Phải lấy phân tươi và kiểm tra ngay, vào mùa hè không để quá 5 – 6 giờ, mùa thu không quá 12 – 15 giờ.

Phân ly ấu trùng theo phương pháp Barman với phân gia súc để khoảng 5 – 15 giờ, cho kết quả tốt.

5.4.9. Đều trị

* Điều trị bệnh giun lươn ở lợn

- Violet gentian: 50 – 70 mg/kgTT. Cho uống 2 lần/ngày, dùng liền trong 3 ngày. - Thiabendazole: 50 mg/kgTT, trộn thức ăn hoặc cho vào nước uống thành nhũ tương. Cho ăn hoặc uống không cần nhịn đói trước.

- Fuchsin: 0,2 – 0,3 mg/kgTT, chia 2 lần, dùng trong 4 ngày liên tục. * Điều trị bệnh giun lươn ở bò, dê, bê, cừu:

- Thiabendazole: 66 mg/kgTT, trộn thức ăn hoặc cho vào nước uống thành nhũ tương.

* Điều trị bệnh giun lươn ở ngựa:

- Fuchsin: 18 – 22 mg/kgTT, cho uống 3 ngày liền. - Thiabendazole: 50 – 100 mg/kgTT, trộn thức ăn. Ngoài ra cũng có thể dùng các loại thuốc khác: - Levamisol: 6 – 6,5 mg/kgTT, tiêm bắp thịt.

- Mebendazol 10%: 200 mg/kgTT. Trộn thức ăn cho ăn hoặc hòa nước cho uống.

5.4.10. Phòng bệnh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w