Đặc tính chung của cầu trùng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 163)

- Việc chẩn đoán bệnh dựa vào các tài liệu dịch tễ (loài lê dạng trùng ở vùng có bệnh và mùa phát bệnh, loài ve và mùa phát triển của ve, giống và tuổi con vật mắc

10.2.1. Đặc tính chung của cầu trùng

Cầu trùng thuộc bộ Coccidia, họ Eimeridae.

Bệnh cầu trùng là một bệnh đơn bào ký sinh ở đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm, thú rừng, bò sát, cá và một số côn trùng. Súc vật nuôi như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn, chó, thỏ, gà, vịt… đều bị cầu trùng ký sinh. Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật, tỉ lệ chết cao, nhất là ở súc vật non. Bệnh gây tổn thất lớn nhất đối với thỏ và gà (tỉ lệ chết ở thỏ con và gà con có thể tới 80-100%).

Có hai giống cầu trùng có liên quan nhiều tới chăn nuôi – thú y là Eimeris và

Isospora.

Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài là một kén hay gọi là noãn nang (Oocyst), Là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu. Có 3 lớp vỏ, lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có nguyên sinh chất lổn nhổn thành hạt, giữa đám nguyên sinh chất có một nhân tương đối to. Có một số loài cầu trùng ở đầu có chỗ lõm vào gọi là lỗ noãn nang, có một số loài không có lỗ noãn nang hoặc không rõ.

Khi ở ngoại cảnh, gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì nhân và nguyên sinh chất bắt đầu phân chia:

- Nếu là cầu trùng thuộc giống Eimcria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình thành 4 bào tử, mỗi bào tử lại phân thành 2 bào tử con. Bào tử con có hình lê. Chính bào tử con này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây ra những tổn thương bệnh lý.

- Nếu là cầu trùng thuộc giống Isospora thì nhân, nguyên sinh chất sẽ phân chia thành 2 bào tử và mỗi bào tử lại hình thành 4 bào tử con, cuối cùng cũng hình thành 8 bào tử con giống Eimeria và cũng xâm nhập vào niêm mạc ruột. Giống Isospora ít gặp hơn và thường thấy ở chó, mèo.

Vòng đời của cầu trùng (chu kỳ sinh học): Cầu trùng sinh sản theo 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn sinh sản vô tính

Cầu trùng ký sinh ở tế bào biểu mô của súc vật, lớn dần lên và sinh sản theo phương thức trực phân.

b. Giai đoạn sinh sản hữu tính

Sau giai đoạn sinh sản bằng trực phân sẽ hình thành các tế bào cái (đại phối tử) và các tế bào đực (tiểu phối tử). Hai tế bào đực và cái kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Giai đoạn này cũng thực hiện ở trong tế bào biểu mô, và tới đây cũng hoàn thành giai đoạn sinh sản ở trong tế bào biểu mô.

c. Giai đoạn sinh sản bào tử

Sau khi hợp tử hình thành thì biến thành noãn nang (Oocyst). Nguyên sinh chất và nhân của noãn nang lại phân chia thành bào tử và rồi hình thành bào tử con, giai đoạn này tiến hành ở môi trường bên ngoài nên gọi là giai đoạn sinh sản.

Khi ký chủ nuốt phải những noãn nang đã phát triển thành 8 bào tử con, vào đường tiêu hóa, noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra và xâm nhập vào các tế bào biểu mô, lớn dần lên và lại sinh sản vô tính. Vòng đời lại tái diễn như trên.

Bệnh cầu trùng gây tổn thất lớn nhất đối với gà và thỏ, còn bệnh cầu trùng ở các gia súc khác thì tác hại không lớn. Vì vậy, chúng tôi giới thiệu chủ yếu hai bệnh cầu trùng: Bệnh cầu trùng gà và Bệnh cầu trùng thỏ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w