Hình thái căn bệnh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 97)

* Strongyloides papillosus

Túi miệng nhỏ, thực quản hình ống nhỏ, không có chỗ phình, đuôi ngắn. Giun cái sống ký sinh dài 4, 8 – 6,3 x 0,05 – 0,06 mm. Trứng có kích thước 0,04 – 0,06 x 0,02 – 0,025 mm, có 2 đầu tù, vỏ mỏng, trong trứng có ấu trùng.

* Strongyloides westeri

Giun cái ký sinh dài 5,1 – 9,0 x 0,08 – 0,09 mm, đuôi nhọn và nhỏ. Thực quản hình ống dài 1,2 – 1,5 mm. Lỗ sinh sản ở 1/3 đoạn sau thân, có nắp âm hộ nhô ra. Buồng trứng uốn khúc. Trứng hình bầu dục, có khi tròn, kích thước 0,03 – 0,048 x 0,018 – 0,03 mm. Phân lớn trứng mới theo phân ra ngoài bên trong đã có ấu trùng.

* Strongyloides ransomi

Giun cái sống ký sinh dài 2,1 – 4,4 mm. Đuôi ngắn. Âm hộ ở vào nửa sau của thân giun. Buồng trứng uốn khúc. Trứng hình bầu dục, màu trắng, kích thước 0,045 – 0,055 x 0,026 – 0,035 mm, trong trứng có ấu trùng.

trong trứng có ấu trùng.

5.4.3. Vòng đời

Giun lươn cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài đã có ấu trùng ở bên trong. Khi ra ngoài trứng phát triển theo 2 hướng:

- Trực tiếp: Vào mùa hè trứng phát triển nhanh, trứng giun gặp điều kiện thích hợp, sau 5 – 6 giờ nở ra thành ấu trùng giun lươn, 1 – 2 ngày sau thành ấu trùng có sức

- Gián tiếp: Ấu trùng phát triển thành giun đực và giun cái → Giao phối, giun cái đẻ trứng có ấu trùng → Ấu trùng gây nhiễm (khác trên là giun đực và giun cái sống tự do).

Ấu trùng gây nhiễm ở hướng phát triển trực tiếp hay gián tiếp hoàn toàn giống nhau (dài 0,6 – 0,7 mm, thực quản hình ống dài, không có chỗ phình to). Ấu trùng này vào cơ thể ký chủ theo 2 đường:

+ Chui qua da vào tổ chức liên kết, tới cơ, theo máu hệ lâm ba về phổi, ấu trùng chui qua mạch máu về chi nhánh khí quản, theo đờm lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non, sau 6 – 8 ngày thì thành giun lươn ký sinh.

+ Qua đường tiêu hóa, ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, vào đường tiêu hóa thì chui qua niêm mạc dạ dày vào mạch máu, về phổi cũng giống như trên.

Tuổi thọ của giun ở gia súc non khoảng 5 – 9 tháng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 97)