Một số bệnh giun xoăn khác ở đường tiêu hóa gia súc nhai lạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 108)

- Haemonchus similis ký sin hở dạ múi khế, ruột non của trâu, bò, cừu.

5.6.2. Một số bệnh giun xoăn khác ở đường tiêu hóa gia súc nhai lạ

5.6.1.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh

- Căn bệnh: Do một số loài giun xoăn: Trichostrongylus axei, T. Colubriformis, T. Probolurus Cooperia pectinata.

- Ký chủ: Trâu, bò, dê, cừu (có khi ở người).

- Vị trí ký sinh: Trichostrongylus axei ký sinh ở dạ múi khế, ruột non của trâu bò, dê, cừu... có thể thấy ở lừa, ngựa, chuột, người.

T. colubriformis ký sinh ở dạ múi khế, ruột non, có khi ở tuyến tụy của dê, cừu, bò, ngựa, có khi ở người.

T. probolurus ký sinh ở dạ múi khế, ruột non và tuyến tụy của trâu, bò.

Cooperia pectinata ký sinh ruột non và tuyến tụy của trâu, bò, dê, cừu và nhiều loài nhai lại khác.

5.6.1.2. Hình thái căn bệnh * Trichostrongylus axei

Màu vàng nhạt, thân có nhiều vân ngang nhỏ, xoang miệng nhỏ, hai bên đầu không có gai cổ. Giun đực dài 3,5 – 3,6 mm, rộng 0,049 – 0,066 mm. Sườn bụng trước rất nhỏ, sườn bụng sau, sườn hông trước và sườn hông giữa có kích thước gần giống nhau. Sườn hông sau hơi nhỏ, sườn lưng ngoài ngắn và nhỏ hơn sườn hông sau. Sườn lưng nhỏ và dài, đầu mút chia thành 2 nhánh, các nhánh này lại chia thành 2 nhánh nhỏ. Có 2 gai giao hợp không bằng nhau. Đầu mút mỗi gai có chỗ lồi ra hình tam giác.

Giun cái dài 3,33 – 4,13 mm, rộng 0,06 – 0,08 mm, hậu môn cách đuôi 0,68 – 0,74 mm. Trứng giun có kích thước 0,075 – 0,079 mm x 0,036 – 0,041 mm.

* T. colubriformis

Giun đực dài 5,2 – 7,9 mm, rộng nhất ở trước túi đuôi, túi đuôi phát triển có 2 thùy hông rất lớn và 1 thùy lưng rất nhỏ. Sườn bụng trước nhỏ hơn các sườn khác, sườn bụng sau tương đối to, có 3 sườn hông xuất phát từ 1 góc, sườn hông sau tương đối nhỏ, sườn hông trước và sườn hông giữa gần bằng nhau. Đầu mút của 3 sườn này đều cong lại về phía sườn lưng. Đầu mút của sườn lưng chia thành 2 nhánh, mỗi nhánh lại chia thành 2 nhánh nhỏ.

Có 2 gai giao hợp dài ngắn khác nhau. Gai hình máng, phình ra ở đầu trên và có 1 vạt phủ ở đầu dưới hình tam giác. Bánh lái gai giao hợp màu vàng, dài 0,06 – 0,07 mm.

Giun cái dài 5,1 – 10,2 mm. Âm hộ cách đuôi 1,18 – 1,84. Trứng có kích thước 0,073 – 0,076 x 0,04 – 0,043 mm.

* T. probolurus

Giun đực dài 4,3 – 6,5 mm, túi giao hợp phát triển, có 2 thùy hông lớn và 1 thùy lưng nhỏ. Sườn bụng trước và sườn lưng ngoài ngắn hơn, kích thước giống nhau. Sườn bụng sau dày hơn những sườn khác của túi đuôi. Sườn hông trước to hơn sườn giữa. Sườn hông sau và sườn lưng ngoàn ngắn và sát gần nhau. Thân của sườn lưng rất ngắn và phân nhánh như T. colubriformis. Có 2 gai giao hợp to, dài gần bằng nhau, màu vàng xám, bánh lái gai giao hượp màu xám sẫm.

Giun cái dài 4,8 – 6,27 mm, rộng nhất 0,06 – 0,11 mm. Âm hộ cách đuôi 0,09 – 1,3 mm. Trứng có kích thước 0,07 – 0,09 x 0,04 – 0,05 mm.

* Cooperia pectinata

Giun đực dài 7mm, rộng 0,13 – 0,16 mm, chỏm đầu có cánh biểu bì rộng 0,03 mm, Sườn bụng trước và sau dài hơn các sườn khác. Sườn lưng và các nhánh của nó dài 0,18 mm. Gai giao hợp dài 0,24 – 0,28 mm.

Giun cái dài 7,5 – 9,0 mm, rộng 0,11 – 0,13 mm. Âm hộ cách đuôi 1,6 – 2,0 mm.

5.6.1.3. Vòng đời

Vòng đời của các loài giun tròn thuộc họ Trchostronggylidae giống nhau. Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp sau 20 – 24 giờ nở thành ấu trùng kỳ I (ấu trùng hình gậy, thực quản hình ống và có ruột cấu tạo đơn giản, hoạt động mạnh). Ấu trùng kỳ I dùng các loại vi sinh vật ở xung quanh làm chất dinh dưỡng nuôi sống bản thân, qua 10 – 30 giờ lột xác thành ấu trùng kỳ II (to hơn và cấu tạo gần giống ấu trùng kỳ I). Ấu trùng kỳ II cũng hoạt động rất mạnh và cũng lấy vi sinh vật ở xung quanh làm dinh dưỡng. Sau 12 – 60 giờ thành ấu trùng kỳ III có sức gây bệnh. Trước khi thành ấu trùng kỳ III, ấu trùng kỳ II không lột xác, màng bọc ngoài trở thành màng ngoài, bọc kín ấu trùng kỳ III. Vì vậy, ấu trùng kỳ III không thể lấy thức ăn từ bên ngoài mà chỉ dựa vào thức ăn do ấu trùng kỳ II tích lũy lại ở trong ruột để sống.

Tới giai đoạn này kết thúc giai đoạn ấu trùng ở bên ngoài cơ thể. Ấu trùng gây nhiễm có sức đề kháng mạnh và có thể sống lâu ở điều kiện ẩm ướt. Ở điều kiện khô cạn, ánh nắng chiếu trực tiếp dễ làm ấu trùng chết.

Khi gia súc nhai lại nuốt phải ấu trùng gây nhiễm vào đường tiêu hóa, ấu trùng mất màng ngoài, lột xác thành ấu trùng kỳ IV, rồi tiếp tục phát triển lột xác thành ấu trùng kỳ V và phát triển thành giun trưởng thành.

5.6.1.4. Cơ chế sinh bệnh

- Giun xoăn kích thích niêm mạc dạ múi khế, cản trở tiết pepsinogen, ảnh hưởng tới tiêu hóa chất xơ. Dê, cừu non bị rối loạn trao đổi protit, rối loạn trao đổi canxi và photpho, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

- Ấu trùng chui vào niêm mạc dạ múi khế và tá tràng gây trúng độc cục bộ và toàn thân. Con vật thiếu máu, ỉa chảy và suy nhược. Thiếu máu do tuổi thọ của hồng cầu bị rút ngắn và tủy sống không còn khả năng sinh hồng cầu để bù lại. Nếu con vật được nuôi dưỡng tốt thì hiện tượng thiếu máu không nặng lắm.

5.6.1.5. Triệu chứng, bệnh tích

- Con vật thiếu máu, ỉa chảy, suy nhược.

- Khi nhiễm nặng, có bệnh tích viêm cấp tính niêm mạc dạ múi khế, trên đó có những tổn thương hình phễu đường kính 0,25 – 20 nm, bở trắng, lồi. Con vật giảm uống nước, tăng cân ít, gầy sút. Ruột non viêm, trên niêm mạc có nhiều hạt trắng, tuyến lâm ba bên cạnh bị teo, trao đổi chất bị rối loạn trọng lượng giảm sút mặc dù nuôi dưỡng tốt.

5.6.1.5. Chẩn đoán

- Nuôi trứng trong phân nở thành ấu trùng gây nhiễm, phân lập ấu trùng theo phương pháp Baerman, rồi quan sát trên kính hiển vi, dựa vào hình thái của ấu trùng để chẩn đoán.

- Mổ khám gia súc, tìm giun ở đường tiêu hóa rồi định loại qua kính hiển vi.

5.6.1.6. Điều trị

- Tetramisol: 15 mg/kg TT, cho uống.

- Thiabendazol: 66 mg/ kg TT, trộn thức ăn hay cho vào thành nhũ tương cho con vật ăn hoặc uống. Thuốc có tác dụng tốt với giun xoăn ở đường tiêu hóa gia súc nhai lại như Trichostronggylus, Haemonchus...

- Ngoài ra dùng Levamisol, Mebendazol... liều như điều trị Haemonchus cũng có hiệu lực tẩy cao.

5.6.1.7. Phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như phòng bệnh do Haemonchus.

Tùy theo thời gian phát triển ở ngoại cảnh (từ trứng đến ấu trùng gây nhiễm cần 4 – 6 ngày) mà có kế hoạch chăn thả luân phiên để giảm sự tái nhiễm ấu trùng trên đồng cỏ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 108)