Tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên trong việc phối hợp các ban, bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn; đổi mới phương thức

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 154)

hợp các ban, bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ các tỉnh đối với công tác tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

* Tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có nhiệm vụ giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng HTCT trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên ngoài trưởng, phó Ban, còn có các thành viên kiêm nhiệm là bí thư tỉnh uỷ hoặc chủ tịch UBND các tỉnh, Tư lệnh Quân khu 5, Tư lệnh quân đoàn 3 và đại diện lãnh đạo của một số bộ, ban, ngành Trung ương đóng trên địa bàn.

Trong công tác tạo nguồn CB, CC người DTTS, khi vai trò của Ban Chỉ đạo được tăng cường thì hiệu quả tạo nguồn sẽ rất cụ thể. Vì vậy trước hết, cần tăng tính chủ động của Ban Chỉ đạo trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ về cơ chế, chính sách cùng các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn Tây Nguyên. Đó chính là cơ sở chính trị-kinh tế-xã hội quan trọng để thúc đẩy công tác tạo nguồn CB, CC thuận lợi. Sử dụng tối đa quyền hạn của Ban Chỉ đạo do Bộ Chính trị quy định để nắm bắt thông tin, tham dự và đóng góp ý kiến tại các cuộc họp quan trọng của các tỉnh, hoặc cho ý kiến đối với các văn bản của ban, bộ, ngành Trung ương liên quan đến Tây Nguyên, trong đó có các chủ trương, kế hoạch liên quan trực tiếp đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. Tăng cường vai trò của Ban trong chỉ đạo và tổ chức phối hợp các lực lượng, cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, Chính phủ cũng như của các tỉnh. Nâng cao trách nhiệm của Ban Chỉ đạo trong công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết hoạt động của toàn vùng, đặc biệt là hoạt động của HTCT các cấp, trong đó có công tác then chốt là xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là CB, CC người DTTS, bắt đầu bằng nhiệm vụ tạo nguồn. Ban Chỉ đạo làm tốt hơn vai trò là đầu mối quan trọng trong hợp tác liên kết ngành, vùng miền, khu vực và quốc tế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, liên kết, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... cho Tây Nguyên. Ban Chỉ đạo với các thành viên là đại diện nhiều bộ, ban, ngành Trung ương đóng trên địa bàn sẽ tạo thành một bộ máy thống nhất các lực lượng. Khi mục tiêu tạo nguồn CB, CC của HTCT Tây Nguyên được đặt ra, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải trở thành một đầu mối cụ thể, trên cơ sở chức

trách, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của bộ, ban, ngành mình mà đóng góp vào nhiệm vụ chung để đạt mục tiêu tạo nguồn.

* Tăng cường vai trò của cấp uỷ đảng các cấp

Đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tạo nguồn đã cho thấy, vai trò của cấp uỷ các cấp từ Trung ương xuống cơ sở không đồng đều, khiến cho sự đồng bộ và tính bền vững của tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên chưa được như mục tiêu đề ra. Nguyên nhân gắn liền với nhận thức, với cơ chế, với bộ máy và con người trực tiếp thực hiện công tác này. Vì vậy:

Trước hết, cần khẳng định lại, nhấn mạnh và làm rõ thêm vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên, xem đây là nhiệm vụ của cả HTCT, trong đó trách nhiệm trước hết, thường xuyên và trực tiếp là cấp uỷ đảng các cấp và người đứng đầu cấp uỷ. Mỗi ngành, mỗi cấp trên cơ sở nhu cầu quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau mà xác định vị trí, trách nhiệm của mình trong công tác phát hiện, đào tạo và sử dụng nguồn người DTTS cho phù hợp.

Hai là, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên, bao gồm:

Định hướng quan điểm, chủ trương tạo nguồn CB, CC xã người DTTS trên tinh thần Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của Đảng, đồng thời đáp ứng nhu cầu cán bộ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mỗi địa phương và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Xác định mục tiêu tạo nguồn CB, CC nói chung, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS nói riêng theo hướng dài hạn và cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Nghiên cứu thêm việc quy định cơ cấu tỷ lệ nguồn và CB, CC người DTTS trong tổng thể đội ngũ CB, CC của HTCT gắn với tỷ lệ cơ cấu dân cư. Trên thực tế, khi mặt bằng dân trí giữa các bộ phận dân cư giữa các vùng khác nhau, giữa các dân tộc khác nhau không có sự đồng nhất, thì việc quy định cơ cấu nguồn và cơ cấu CB, CC theo tỷ lệ cơ cấu dân cư trên từng dân tộc một cách cứng nhắc sẽ là chủ quan, hình thức, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của của HTCT hiện tại và tương lai.

Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tạo nguồn đáp ứng yêu cầu đối với những khu vực, địa phương cụ thể. Các cấp có thẩm quyền quyết định chính sách phải về với cơ sở, trực tiếp tiếp xúc với cuộc sống, với công việc của CB, CC cấp xã, đặt mình vào vị trí của mỗi chức danh để thấu hiểu nhu cầu của đội ngũ CB, CC. Đi sâu, tiếp xúc với đồng bào DTTS, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, xu hướng phát triển của giới trẻ để xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong tương lai, phấn đấu chính sách cán bộ không dừng ở hỗ trợ để khắc phục khó khăn, mà phải là ưu đãi để thúc đẩy, thu hút và bù đắp thoả đáng sức lao động của CB, CC cơ sở.

Xây dựng hệ thống quy chế phối hợp công tác giữa các ban, ngành, cơ quan, giữa các địa phương, gia đình và cá nhân tham gia vào quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. Đặc biệt là quy chế phối hợp giữa địa phương và cơ sở đào tạo trong quá trình thực hiện chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên DTTS; quy chế phối hợp giữa địa phương và gia đình có con em tham gia tạo nguồn CB, CC xã; quy chế ràng buộc trách nhiệm giữa đối tượng và chủ thể tạo nguồn sau khi một quy trình đào tạo nguồn kết thúc v.v.. Các quy chế được xây dựng dựa trên cơ sở yêu cầu thực tiễn và mức độ đáp ứng của chủ thể lẫn đối tượng để tránh chủ quan, thiếu khả dụng. Ví dụ, chỉ có thể ràng buộc trách nhiệm trở về cơ sở nhận công tác đối với nguồn cử tuyển khi cơ quan quản lý bố trí chức danh phù hợp với chuyên môn mà nguồn được đào tạo. Các cơ sở đào tạo cấp cao đẳng, đại học chỉ tiếp nhận nguồn là con em đồng bào DTTS thông qua cử tuyển khi đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào của cơ sở.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu chuyên trách công tác tạo nguồn CB, CC xã, trước mắt tập trung vào hai cơ quan quan trọng là Ban Tổ chức cấp uỷ và sở (phòng) Nội vụ thuộc UBND tỉnh và huyện. Trước hết, phải chọn cán bộ có tâm trong đánh giá, có tầm trong sử dụng người; có kiến thức về khoa học tổ chức, có kinh nghiệm trong gặp gỡ, tiếp xúc, xử lý các tình huống công tác cán bộ; trong sạch, tự tin, quyết đoán, dám tham mưu và dám chịu trách nhiệm đối với ý kiến tham mưu của mình. Song song với đó, phải có chính sách hỗ trợ, ưu đãi thoả đáng với đội ngũ cán bộ này, để họ bằng lòng với những gì họ đóng góp, đồng thời không muốn và cũng không dám quan liêu, tham nhũng, cửa quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các cấp. Việc giám sát, kiểm tra phải đặt trong chương trình, kế hoạch công tác đầu năm của các cấp chủ thể tạo nguồn, đồng thời luôn linh hoạt và chủ động để chỉ đạo xử lý những tình huống có vấn đề nảy sinh cần điều chỉnh trong cả quá trình tạo nguồn hoặc một khâu, một nội dung tạo nguồn nhất định. Quá trình giám sát, kiểm tra tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: khách quan, công khai, dân chủ, gắn với yếu tố lịch sử cụ thể và luôn đảm bảo tính hiệu quả.

Năm là, thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo và tham gia thực hiện tạo nguồn CB, CC xã người DTTS của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng. Đánh giá đúng những mặt làm được và chưa được, lấy chất lượng nguồn CB, CC xã người DTTS trên từng địa bàn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bầu cử CB, CC xã để làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Nội dung sơ kết, tổng kết hướng vào những chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền địa phương trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS; Việc triển khai, cụ thể hoá chủ trương, phân công nhiệm vụ từng nội dung tạo nguồn; Trách nhiệm, năng lực, hiệu quả làm việc, sự phối hợp hành động của các cấp chủ thể, các lực lượng tham gia tạo nguồn; Những vấn đề phát sinh, những điển hình tiên tiến nổi lên trong quá trình tiến hành công tác tạo nguồn; Kết quả của tạo nguồn; Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra, những kiến nghị cần đề xuất với các cấp để công tác tạo nguồn CB, CC người DTTS tốt hơn trong thời gian tới. Để việc tổng kết, đánh giá có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến các xã trên địa bàn Tây Nguyên. Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học để đánh giá việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời kiến nghị với Trung ương, Chính phủ, các ban ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu rộng hơn cho tất cả các vùng miền trong công tác tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn CB, CC cho HTCT nói chung, cho các xã có đông đồng bào DTTS nói riêng nhằm xây dựng mô hình tạo nguồn cán bộ chung cho cả nước.

KẾT LUẬN

1. Tây Nguyên là vùng đất có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng, chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển của khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước, nhưng cũng là vùng đất còn nhiều khó khăn và ẩn chứa nhiều bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội do sự tác động của các thế lực thù địch... Tây Nguyên thực sự cần một HTCT vững mạnh, nhất là HTCT các xã vùng nông thôn, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống.

CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong hoạt động của HTCT cơ sở, trong vận động đồng bào các DTTS. Để có đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên cần coi trọng và làm tốt các mặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.

2. Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ cơ sở của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình gồm hệ thống các công việc, từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí và sử dụng nguồn cho HTCT nhằm tạo ra một đội ngũ những người trong các DTTS ở Tây Nguyên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm CB, CC xã.

Việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên bao gồm các nội dung, phương thức chủ yếu: Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn; phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng DTTS để tạo nguồn xa và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn gần; thông qua phong trào quần chúng để rèn luyện, phát hiện nguồn, kết nạp đảng viên mới; thu hút đối tượng tạo nguồn người DTTS vào tổ chức, điều động, luân chuyển, bố trí qua các vị trí công tác khác nhau để đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch nguồn theo chức danh; thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo nguồn.

3. Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, ưu điểm: Việc cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS đang từng bước được triển khai, xuất phát từ quy định

về tiêu chuẩn CB, CC cấp xã của Đảng và Nhà nước và điều kiện thực tế ở địa phương; việc rèn luyện, phát hiện nguồn CB, CC xã người DTTS thông qua các phong trào quần chúng ở cơ sở, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS diễn ra thường xuyên; phát triển đảng viên người DTTS ở các thôn, buôn, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS được triển khai quyết liệt, góp phần xoá tình trạng thôn, buôn “trắng” đảng viên, tổ chức đảng độc lập; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng DTTS được đầu tư, duy trì và phát triển; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ các mặt cho nguồn CB, CC được triển khai quyết liệt, góp phần quan trọng trong chuẩn hoá nguồn gần, tạo cơ sở chuẩn hoá nguồn xa; việc thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận nguồn người DTTS vào tổ chức, điều động, luân chuyển, bố trí vào các chức danh CB, CC, cán bộ không chuyên trách, cán bộ dự bị được thực hiện thường xuyên, đi dần vào nề nếp; việc quy hoạch nguồn cán bộ xã người DTTS theo từng chức danh được triển khai hàng năm; một số chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS được các cấp, các ngành quan tâm, mang lại hiệu quả tạo nguồn rõ rệt.

Tuy nhiên, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cũng còn không ít hạn chế. Việc cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS để định hướng cho tạo nguồn chưa phổ biến ở nhiều địa phương. Việc xây dựng các phong trào quần chúng, qua đó rèn luyện, phát hiện nguồn, kết nạp đảng viên có nơi chưa chủ động, chất lượng còn hạn chế. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng DTTS chưa đáp ứng hết yêu cầu tạo nguồn CB, CC. Thu hút nguồn người DTTS vào tổ chức, điều động, luân chuyển, bố trí CB, CC nguồn vào các chức danh để tiếp tục đào tạo qua thực tiễn còn hạn chế về số lượng, mục tiêu tạo nguồn chưa rõ. Việc quy hoạch nguồn xa, quy hoạch nguồn công chức chưa được quan tâm. Các chính sách hỗ trợ tạo nguồn chưa đáp ứng được yêu cầu tạo nguồn CB, CC xã người DTTS chất lượng và bền vững.

4. Để làm làm tốt việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cần thực hiện các giải pháp mang tính hệ thống và đặc thù sau: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, lực lượng tham gia và đối tượng tạo nguồn; đổi

mới việc thực hiện một số nội dung, phương thức tạo nguồn; củng cố, phát triển,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)