Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng tham gia tạo nguồn và đối tượng tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 126)

tham gia tạo nguồn và đối tượng tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số

Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng HTCT cơ sở ở Tây Nguyên. Tạo nguồn chỉ có thể thực hiện tốt, khi nhận thức của các cấp chủ thể, lực lượng và đối tượng tạo nguồn đối với công tác này đầy đủ, sâu sắc. Nhận thức chỉ đạo hành động. Khi các cấp chủ thể và lực lượng tham gia tạo nguồn nắm chắc vị trí, vai trò, mục tiêu của công tác tạo nguồn, xác định đúng nội dung, phương thức tạo nguồn, minh định được phạm vi trách nhiệm... thì mới có cơ sở để xây dựng chương trình hành động, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn. Khi đối tượng tạo nguồn ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, thì mới dốc sức, hết lòng phấn đấu, rèn luyện, thực hiện tốt các bước trong quy trình tạo nguồn để sớm trở thành nguồn CB, CC.

Trong thời gian qua, công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên có nhiều ưu điểm và cũng không ít hạn chế, nguyên nhân có phần do nhận thức. Nơi nào cấp ủy, chính quyền, các lực lượng tham gia tạo nguồn nhận thức rõ, thống nhất tư tưởng cao, phát huy được trách nhiệm của tổ chức và mỗi cá nhân trong tổ chức mình, thì nơi đó hiệu quả tạo nguồn khá rõ rệt, đội ngũ CB, CC người DTTS ngày càng có chất lượng. Ngược lại, nơi nào nhận thức hạn chế, thì trách nhiệm của các cấp chủ thể, lực lượng, đối tượng tạo nguồn không được xác định rõ ràng, mối quan hệ phối kết hợp giữa các cấp lỏng lẻo, diễn ra tình trạng chắp vá, thiếu chủ động, thiếu bền vững trong quá trình thực hiện nội dung tạo nguồn CB, CC xã người DTTS..., kết quả là chất lượng nguồn không đảm bảo, số lượng nguồn thiếu.

Tuy nhiên cũng phải thấy được “nguyên nhân của nguyên nhân” hạn chế nhận thức nói trên gắn liền với những yếu tố khách quan. Công tác cán bộ nói

chung, tạo nguồn cán bộ nói riêng đã được nghiên cứu và xã hội hóa khá rộng rãi, tuy nhiên không phải ai, lực lượng nào cũng có điều kiện tiếp cận được đầy đủ, có hệ thống. Khảo sát 750 người về nội dung “có biết về chủ trương tạo nguồn...”, 46% người được hỏi (đều là cán bộ cấp tỉnh, huyện, các ngành có liên quan đến công tác tạo nguồn hoặc đang là nguồn CB, CC xã) trả lời không biết hoặc mới biết vài năm nay [Phụ lục 13] cho thấy rõ điều đó. Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay càng là vấn đề chưa được ai nghiên cứu, tống kết một cách có hệ thống, nên nhận thức của một số cấp, ngành, lực lượng, cá nhân cụ thể có sự đơn giản, sơ sài, thậm chí không hợp lý cũng là khách quan. Bởi vậy, để có thể nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng và đối tượng tạo nguồn nhằm đẩy mạnh việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên có hiệu quả, trước hết cần phải bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống lý luận về tạo nguồn cán bộ nói chung, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên nói riêng. Muốn vậy, phải nghiêm túc, khẩn trương tiến hành các hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về vấn đề này. Nghiên cứu lý luận, tìm kiếm trong kho tàng kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng, bài nói, bài viết của các thế hệ lãnh tụ cách mạng Việt Nam những quan điểm tạo nguồn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Tây Nguyên để làm luận cứ khoa học cho việc đánh giá lại toàn bộ quá trình, các mặt lãnh đạo, chỉ đạo công tác tạo nguồn CB, CC ở Tây Nguyên hiện nay. Tổng kết thực tiễn tạo nguồn cán bộ người DTTS trong cả nước và trên địa bàn Tây Nguyên, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lịch sử cũng như giai đoạn hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho những quyết sách tạo nguồn phù hợp nhất.

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn tạo nguồn CB, CC ở Tây Nguyên, nhất là với cấp xã và đội ngũ người DTTS, để đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng tham gia tạo nguồn và đối tượng tạo nguồn đối với vấn đề này. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, có sự tham mưu, đề xuất và trực tiếp hướng dẫn, tiến hành các hoạt động tuyên

truyền, giáo dục của các ban đảng, trực tiếp và thường xuyên là ban tuyên giáo cấp uỷ. Đồng thời phát huy vai trò của các lực lượng hoạt động trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá của HTCT và toàn xã hội. Đặc biệt chú trọng lãnh đạo, định hướng hoạt động đối với một số cơ quan, ngành, lĩnh vực quan trọng sau:

Một là, định hướng các cơ quan thông tấn báo chí, văn hoá - thông tin - truyền thông trong việc tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền địa phương về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CB, CC xã người DTTS và nhiệm vụ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS của Đảng và các cơ quan, tổ chức trong HTCT cùng sự phối hợp, giúp đỡ, ủng hộ của toàn xã hội. Động viên, khích lệ các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình tạo nguồn CB, CC ở địa phương nơi mình cư trú và hoạt động.

Hai là, đưa mục tiêu tạo nguồn CB, CC người DTTS vào hệ thống trường học phổ thông, cao đẳng, đại học, dạy nghề... trên địa bàn Tây Nguyên. Xác định trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đoàn thể, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp về mục tiêu tạo nguồn này. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền để họ chủ động tham gia vào quy trình tạo nguồn CB, CC. Đầu tư tổ chức một số chương trình hoạt động bề nổi để tuyên truyền, khích lệ, định hướng cho học sinh, sinh viên về ý thức trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cá nhân đối với địa phương, đối với dân tộc của mình.

Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở trong việc trực tiếp xây dựng các phong trào cách mạng của quần chúng, ngoài mục tiêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, còn phải gắn với tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ cho Đảng, Nhà nước.

Bốn là, xây dựng và phát huy vai trò các lực lượng làm công tác dân vận ở thôn buôn, nhất là nơi có đông đồng bào DTTS. Sử dụng người có uy tín trong cộng đồng như già làng, đảng viên lâu năm, những CB, CC người DTTS cho việc tuyên truyền, vận động con em các dân tộc tham gia vào quá trình tạo nguồn CB, CC của địa phương. Hướng dẫn lực lượng này nghiệp vụ “dân vận khéo”:

cách gần gũi, nắm bắt tâm lý, ước mơ, nguyện vọng của đối tượng; cách phân tích tình hình, chia sẻ, định hướng cho từng đối tượng; cách vận động cộng đồng giúp đỡ, tạo điều kiện cho đối tượng tạo nguồn yên tâm học tập, phấn đấu và xác định được mục tiêu trở về đóng góp cho địa phương sau khi học tập, hoặc ở lại công tác dài lâu khi đã là nguồn CB, CC xã.

Năm là, tiếp tục xác định và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Tây Nguyên đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở địa phương. Các đơn vị kinh tế không chỉ khai thác nguồn tài nguyên, nhân lực để tăng giá trị sản xuất, kinh doanh, mà còn phải có trách nhiệm trong chuyển giao khoa học – kỹ thuật, bồi dưỡng ý thức vươn lên làm giàu, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ đào tạo, nâng cao dân trí cho đồng bào DTTS. Các đơn vị quân đội, công an một mặt giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, phòng chống các thế lực phản động nhằm tạo môi trường ổn định cho đồng bào DTTS và các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành yên tâm thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn. Mặt khác, có trách nhiệm trực tiếp đẩy mạnh công tác dân vận, giáo dục, rèn luyện thanh niên người DTTS thực hiện nghĩa vụ quân sự hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên để sau khi xuất ngũ trở về địa phương bổ sung vào đội ngũ cốt cán thôn, buôn, đội ngũ nguồn CB, CC xã. Các đơn vị thuộc bộ, ngành khác xác định vị trí, trách nhiệm của mình gắn với Tây Nguyên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ phải chủ động hỗ trợ các địa phương, trực tiếp tham gia tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, dân sinh vùng đồng bào DTTS.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)