Đổi mới việc thực hiện nội dung, phương thức tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 129 - 130)

công chức xã người dân tộc thiểu số

Từ thực trạng tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên thời gian qua, cho thấy các tỉnh đã cố gắng thực hiện nhiều nội dung, phương thức tạo nguồn gắn với điều kiện địa phương mình. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung, vận dụng phương thức tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên có nơi, có lúc còn mang tính chắp vá, kinh nghiệm, thậm chí tùy tiện, ngược quy trình (ví dụ: chưa cụ

thể hóa tiêu chuẩn nguồn mà vẫn đặt mục tiêu chuẩn hóa nguồn; thực hiện ưu đãi để thu hút nhưng không ưu đãi để giữ được nguồn...). Nó là nguyên nhân trực tiếp khiến chất lượng, hiệu quả tạo nguồn chưa được như mong muốn.

Đổi mới việc thực hiện nội dung, phương thức tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cần đặt ra một cách nghiêm túc, theo nhiều hướng: Phương thức nào đã vận dụng tốt, thành công ở một địa phương cụ thể cần được tổng kết, nhân rộng, biến thành phương thức tạo nguồn phổ biến, đặc trưng cho Tây Nguyên. Việc vận dụng phương thức đối với từng nội dung chưa phù hợp với đặc điểm vùng miền, DTTS, dẫn đến thất bại hoặc ít thành công trong tạo nguồn thì tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách thức, biện pháp cho phù hợp. Hoàn thiện, cụ thể hóa và thực hiện tốt phương thức đối với từng nội dung tạo nguồn cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tạo nguồn nói chung, chất lượng của mỗi nội dung tạo nguồn nói riêng... Trước mắt, để đẩy mạnh công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian tới, cần tập trung đổi mới, hoàn thiện cách thức, biện pháp thực hiện một số nội dung tạo nguồn cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)