Nội dung, phương thức tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 69)

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Tạo nguồn CB, CC nói chung, CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên nói riêng là một công tác bao gồm hệ thống các công việc cùng biện pháp, cách thức thực hiện công việc đó, hướng đến nhiều loại đối tượng tạo nguồn khác nhau, vì một mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ nguồn CB, CC đáp ứng nhu cầu sẵn sàng bổ sung các chức danh CB, CC cho HTCT trong những giai đoạn nhất định. Toàn bộ những công việc và biện pháp, cách thức đó tạo thành nội dung và phương thức tạo nguồn CB, CC. Xác định đầy đủ các nội dung, phương thức tạo nguồn có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong định hướng mục tiêu, xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn hợp lý.

Theo quan niệm thông thường, để tạo ra những nhóm nguồn khác nhau cần có những nội dung và phương thức tạo nguồn nhất định. Tạo nguồn cán bộ

xã hướng đến mục tiêu tạo ra đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý có năng lực bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội cơ sở, đồng thời chuyên sâu đối với mỗi chức danh. Nếu tính từ xa đến gần, tạo nguồn cán bộ thường được thực hiện theo các nội dung: xác định mục tiêu tạo nguồn  phát hiện, rèn luyện nguồn trong phong trào quần chúng  quy hoạch, bố trí vào bộ máy qua các vị trí khác nhau  luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo trình độ các mặt. Tạo nguồn công chức xã hướng đến mục tiêu tạo ra đội ngũ những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ của bộ máy hành chính cơ sở, nên nội dung tạo nguồn công chức chủ yếu là: xác định mục tiêu tạo nguồn  giáo dục, đào tạo đảm bảo đạo đức công vụ và trình độ chuyên môn  thu hút vào bộ máy. Ngoài ra, tạo nguồn cán bộ hay công chức đều cần đến việc thực hiện các chính sách ưu đãi tạo nguồn.

Tuy nhiên, CB, CC xã là một đội ngũ có tính ổn định thấp, việc chuyển đổi vị trí công việc giữa hai bộ phận CB, CC và trong nội bộ mỗi bộ phận diễn ra thường xuyên. Cơ cấu của đội ngũ CB, CC cũng đa diện, hoạt động của họ không hoàn toàn tách biệt chức năng, nhiệm vụ theo kiểu “mỗi việc mỗi người”. Nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong những giai đoạn nhất định là một khối công việc thống nhất, đòi hỏi sự nỗ lực của cả bộ máy, nên hoạt động của cả đội ngũ CB, CC xã sẽ là “mỗi người mỗi tay”. Để tạo nên đội ngũ có khả năng chung tay thực hiện nhiệm vụ chung của xã, nội dung và phương thức tạo nguồn CB và tạo nguồn CC không thể tách bạch một cách thuần tuý. Mặt khác, với đặc thù của người DTTS vùng miền núi, việc tạo nguồn phải tiến hành từ rất xa, nên mục tiêu tạo nguồn ban đầu là chung cho tất cả đối tượng, nội dung và phương thức tạo nguồn cũng thống nhất. Chỉ khi đối tượng đã nằm trong quy hoạch để tạo nguồn gần, thì tạo nguồn cán bộ so với tạo nguồn công chức có một số khác biệt.

Từ quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và thực tiễn tạo nguồn CB, CC xã người DTTS trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, có thể xác định 6 nội dung và phương thức thực hiện từng nội dung tạo nguồn chủ yếu như sau:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)