Thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo nguồn cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 76)

xã người dân tộc thiểu số

Hỗ trợ tạo nguồn bằng các chính sách riêng, khu biệt hoặc mang tính phổ biến sẽ khuyến khích, tạo cơ hội cho nhiều người trong cộng đồng DTTS tham gia vào quy trình tạo nguồn CB,CC. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giúp đối tượng tạo nguồn có cơ hội nâng cao trình độ. Chính sách sử dụng và quản lý nguồn CB, CC phát huy được năng lực, sở trường CB, CC người DTTS, đồng thời đảm bảo tính ổn định, bền vững của cả đội ngũ. Chính sách ưu đãi vật chất và động viên tinh thần sẽ giúp nguồn giảm thiểu khó khăn hiện tại, phấn khởi, tin tưởng vào tương lai.

Cấp uỷ và chính quyền các cấp căn cứ vào nhu cầu và năng lực tạo nguồn của các cấp, ngành, địa phương để xây dựng chính sách hỗ trợ tạo nguồn; sử dụng nguồn lực nhà nước, đồng thời khai thác tiềm năng xã hội hoá các điều kiện, phương tiện tạo nguồn. Với nguồn gần, hỗ trợ thu hút nhân lực chất lượng cao, cán bộ có kinh nghiệm bằng chế độ nhà ở, đất đai, bậc lương, phụ cấp kinh

phí ban đầu, đột xuất và thường xuyên; tạo điều kiện môi trường, phương tiện làm việc thuận lợi; quan tâm động viên tinh thần, khuyến khích trong thi đua khen thưởng; hỗ trợ chỉ tiêu, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; xác định tỷ lệ cơ cấu “cứng” riêng cho người DTTS. Với nguồn xa, ưu đãi bằng chế độ cử tuyển đi học, xét tuyển công chức, trợ cấp kinh phí đào tạo, thu hút trở về địa phương... Thường xuyên giám sát, kiểm tra, loại trừ tiêu cực, lãng phí trong thực hiện chính sách đối với từng khâu, từng nhóm đối tượng tạo nguồn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)