Phương hướng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 122)

Tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng; các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, củng cố HTCT cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KT-XH Tây Nguyên, nhất là vùng đồng bào DTTS nhằm tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên.

Trên cơ sở nắm vững những lợi thế có thể tận dụng, những khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết, những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị đang đặt ra cho đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, quyết tâm đẩy mạnh công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS để tạo ra lượng nguồn dồi dào, cơ cấu phù hợp với cơ cấu dân tộc, có sự chuyển tiếp ba thế hệ, thường xuyên được sàng lọc và bổ sung, bảo đảm chất lượng nguồn đạt chuẩn chất lượng CB, CC xã theo quy định của Đảng, Nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực tế ở mỗi địa phương.

Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể, các ban ngành, các lực lượng xã hội đối với công tác tạo

nguồn CB, CC xã người DTTS. Nghiên cứu, ban hành chính sách thúc đẩy công tác tạo nguồn phù hợp với đặc điểm DTTS và HTCT cơ sở ở Tây Nguyên. Linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn tạo nguồn. Thường xuyên đổi mới phương thức tạo nguồn sát hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nắm bắt được nhu cầu, tạo được nhiều cơ hội cho các đối tượng được tham gia vào quy trình tạo nguồn, gắn được trách nhiệm cụ thể của mỗi một cấp chủ thể đối với chất lượng công tác này. Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động tạo nguồn CB, CC đi đúng đường lối, quan điểm, chính sách cán bộ của Đảng và yêu cầu thực tiễn vùng dân tộc, miền núi Tây Nguyên. Huy động mọi nguồn lực từ nhà nước và xã hội để tập trung cho công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đảm bảo tính hiệu quả lâu dài.

3.1.2.2. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Qua quá trình tạo nguồn, chất lượng nguồn CB, CC xã là người DTTS được nâng lên. Số lượng nguồn phong phú, cơ cấu đa dạng (độ tuổi, thành phần dân tộc, giới tính, lĩnh vực chuyên môn, sở trường...); chất lượng nguồn đảm bảo (năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống...) đáp ứng yêu cầu công tác. Đặc biệt, nguồn CB, CC xã người DTTS có tính ổn định, đảm bảo cho cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể luôn chủ động trong chỉ đạo bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng CB, CC khi cần thiết.

- Mục tiêu cụ thể: trên cơ sở các chương trình, đề án xây dựng HTCT cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 2015-2020, có thể xác định một số mục tiêu tạo nguồn cụ thể như sau:

+ Về số lượng: với tổng số 598 xã, mỗi xã trung bình 23 CB, CC, mỗi chức danh CB, CC cần được quy hoạch 2 đến 3 người, tỷ lệ người DTTS trong cơ cấu dân cư là 37,84%, thì số lượng nguồn CB, CC xã người DTTS nằm trong quy hoạch tối thiểu phải khoảng 14.000 người. Để có 14.000 nguồn CB, CC xã người DTTS trên, số lượng đối tượng tham gia vào quá trình tạo nguồn phải gấp rất nhiều lần hơn.

+ Về chất lượng: sản phẩm của quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS là một đội ngũ những người được đưa vào quy hoạch, hội đủ những tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết của CB, CC xã theo từng chức danh cụ thể, tuy có tính đến quy định riêng đối với vùng miền núi, dân tộc, nhưng phải đặt trong xu hướng vận động đi lên của xã hội. Cụ thể là:

. Về chính trị, đạo đức, lối sống: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có ý thức kỷ luật, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, cơ hội chủ nghĩa; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

. Về trình độ, năng lực: Hiểu biết về lý luận chính trị, quản lý nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn đủ để đảm nhiệm công việc được giao. Có khả năng tổ chức, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện có kết quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở địa phương.

. Những điều kiện khác: Tuổi đời: đảm bảo dưới tuổi quy hoạch lần đầu cho những chức danh cụ thể (ví dụ: nguồn bí thư Đoàn thanh niên dưới 30 tuổi, chủ tịch UBND xã dưới 45 tuổi, chủ tịch Hội Cựu chiến binh dưới 65 tuổi, công chức dưới 35 tuổi..). Có sức khoẻ tốt, đủ để quán xuyến, chủ trì công việc. Trình độ các mặt: Học vấn: trung học phổ thông. Lý luận chính trị: trung cấp. Chuyên môn: trung cấp trở lên. Được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, quản lý nhà nước, tin học văn phòng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 122)