cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Ở Tây Nguyên thời gian qua, tính chủ đích của việc luân chuyển cán bộ các cấp, các ngành về xã là nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý của HTCT cơ sở, đồng thời đào tạo cán bộ quy hoạch cấp huyện. Số cán bộ người DTTS luân chuyển về xã chưa nhiều. Luân chuyển có lúc không gắn với chức danh quy hoạch, thiếu sự giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ của cấp uỷ quản lý cán bộ và địa phương nơi đến. Thời gian luân chuyển không thống nhất, thường số cán bộ giỏi lại sớm kết thúc luân chuyển để nhận bổ nhiệm cương vị mới. Vì vậy, mục tiêu tự đào tạo, rèn luyện
của bản thân cán bộ luân chuyển và góp phần đào tạo CB, CC nguồn cho cơ sở còn hạn chế. Kết thúc luân chuyển, xã như “mất” người giỏi, chất lượng CB, CC xã, trong đó có đội ngũ nguồn người DTTS cũng chưa chuyển biến nhiều.
Với mục tiêu tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, thì việc luân chuyển phải hướng đến nguồn là người DTTS, trong quy hoạch CB, CC xã, đến những vị trí có thể giúp nguồn học thêm kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý gắn với chức danh quy hoạch của mình, đồng thời cũng góp phần đào tạo nguồn CB, CC cho nơi đến. Cấp uỷ quản lý CB, CC xã phải nâng cao nhận thức, có thái độ đúng đắn, khoa học về công tác luân chuyển, xác định rõ phạm vi trách nhiệm của các cấp quản lý “nơi đi”, “nơi đến”, “nơi về” và của CB, CC luân chuyển. Cấp uỷ “nơi đến” phải được xem là chủ thể quan trọng nhất quyết định thành công của việc đào tạo nguồn CB, CC người DTTS bằng luân chuyển. Các cấp quản lý cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đi lại, ăn ở hợp lý, đủ cho CB, CC luân chuyển yên tâm công tác. Đồng thời, phải luôn theo dõi chỉ đạo sát sao, uốn nắn, điều chỉnh và cả hỗ trợ kịp thời khi CB, CC gặp khó khăn, kể cả việc “nơi đến” không hợp tác, gây áp lực. Môi trường nơi đến và năng lực, sở trường, tính cách, xu hướng phát triển của CB, CC xã người DTTS rất cần được nghiên cứu kỹ, để người luân chuyển không có “nguy cơ” vi phạm khuyết điểm trong môi trường mới.
Để đào tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thông qua luân chuyển thêm hiệu quả, cần tiến hành điều tra xã hội học sâu rộng, khách quan và trung thực công tác này. Những kinh nghiệm thành công và cả hạn chế, thất bại trong luân chuyển phải được tổng kết thành bài học cho các cấp uỷ đảng trong lãnh đạo tạo nguồn CB, CC. Trước mắt, cần thực hiện những nội dung cụ thể:
Một là, luân chuyển tạo nguồn cán bộ xã người DTTS cần tiến hành thường xuyên giữa các khối đảng, chính quyền, đoàn thể trong địa bàn một xã và giữa các xã. Luân chuyển nguồn là CB, CC các ban ngành của huyện, giáo viên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn về xã nhằm đào tạo cán bộ chủ chốt. Luân chuyển tạo nguồn công chức xã theo hướng sắp xếp, bố trí công chức dự bị, cán bộ hoạt động không chuyên trách trong một xã vào các vị trí chuyên
môn khác nhau, vừa thử thách năng lực, vừa phát hiện được sở trường, sở đoản mỗi người. Hai là, thời gian luân chuyển không dưới 3 năm, tốt nhất là một nhiệm kỳ để nguồn đủ thời gian làm quen với công việc mới và trải nghiệm, thể hiện hết phẩm chất, năng lực. Nếu nguồn sớm bộc lộ hạn chế thì cấp quản lý cho rút về ngay, tránh để lâu vừa “mất” cán bộ, vừa gây khó khăn cho địa phương.
Ba là, luân chuyển phải gắn chặt với quy hoạch. Công khai phương án bố trí sau luân chuyển để tạo mục tiêu, động lực cho nguồn phấn đấu. Bốn là, sử dụng CB, CC có kinh nghiệm làm người đào tạo nguồn luân chuyển, nếu cần thì bắt tay chỉ việc để nguồn sớm quen với các tình huống quản lý, lãnh đạo thực tế. Đồng thời, gắn trách nhiệm của nguồn đang luân chuyển trong tự đào tạo với việc tham gia đào tạo CB, CC nguồn tại nơi đến.
Ngoài ra, cần tính đến vai trò của các đồn biên phòng trong việc luân chuyển cán bộ về các xã biên giới. Kinh nghiệm bố trí sĩ quan biên phòng về làm phó bí thư thường trực cấp uỷ các xã miền núi, biên giới của một số tỉnh như Nghệ An, Quảng Trị đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực cho HTCT cơ sở. Khi tình hình Tây Nguyên có diễn biến phức tạp do các thế lực thù địch xúi giục đồng bào gây rối trật tự, an ninh (những năm 2001, 2004), việc điều động cán bộ, sĩ quan quân đội về cơ sở đã giúp ổn định được tình hình. Không ít trong số cán bộ đó về sau trưởng thành, có người được bổ nhiệm vào chức danh chủ chốt. Điều đó cho thấy tăng cường luân chuyển CB, CC người DTTS về xã là một nội dung cần thiết, mang tính đặc thù đối với những địa bàn như Tây Nguyên.