Đổi mới chính sách hỗ trợ tạo nguồn cán bộ, công chức xã

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 136)

người dân tc thiu s

Chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS luôn là động lực quan trọng cho quá trình tạo nguồn diễn ra thuận lợi. Với vùng đồng bào DTTS, nếu không có chính sách hỗ trợ thì việc xây dựng đội ngũ nguồn CB, CC xã là người DTTS khó lòng đạt mục tiêu. Hiện nay, nhiều chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đã được triển khai, nhất là trong giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn, trong thu hút, hay hỗ trợ đời sống nguồn. Nhưng định mức, đối

tượng, nội dung hỗ trợ chưa đáp ứng nhu cầu tạo nguồn, đồng thời chưa thường xuyên điều chỉnh để bắt kịp với sự biến động của nền KT-XH. Nghiên cứu đổi mới chính sách và việc thực hiện chính sách tạo nguồn đang là bài toán cấp thiết hiện nay ở Tây Nguyên.

Đổi mới việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, trước hết cần đổi mới nhận thức về sự hỗ trợ - chỉ là hỗ trợ thêm, chứ không phải là bao cấp, tài trợ toàn bộ những chi phí cho đối tượng tạo nguồn, vì như vậy sẽ tạo tâm lý dựa dẫm, ỷ lại của đối tượng. Hỗ trợ đối với những đối tượng thực sự có khả năng phát triển chứ không nên đại trà gây lãng phí. Hỗ trợ khi cần thiết, vào thời điểm có tính quyết định việc đối tượng có thể trở thành nguồn CB, CC hay không. Hỗ trợ có thể áp dụng cho tất cả các khâu trong nội dung tạo nguồn, nhưng cần chú ý hơn đối với những khâu mà đối tượng tạo nguồn thực sự khó khăn. Hỗ trợ không chỉ dành cho đối tượng tạo nguồn là người DTTS, mà còn cho các cơ quan, đơn vị, cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia vào tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.

Để đổi mới, cần rà soát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS từ trước đến nay, đánh giá hiệu quả của nó, tìm ra những khâu, những việc có lỗ hổng pháp lý, có thất thoát trong triển khai, có vướng mắc khi thực hiện, xác định nguyên nhân, chỉ rõ chủ thể chịu trách nhiệm... Đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách tạo nguồn phải bắt đầu từ cơ sở. Các cấp lãnh đạo, quản lý chính sách từ Trung ương đến địa phương phải trực tiếp xuống xã và các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia tạo nguồn để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những khó khăn, bất cập của quá trình tạo nguồn mới có thể ban hành các quyết định hỗ trợ hợp lý và hiệu quả.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS phải công khai, minh bạch. Ai, đơn vị nào được hỗ trợ; điều kiện thế nào, định mức bao nhiêu; thời gian hỗ trợ được bắt đầu và kết thúc vào thời điểm nào; cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện chính sách hỗ trợ; đối tượng hỗ trợ phải tuân thủ yêu cầu gì trong quá trình thụ hưởng chính sách và sau khi

kết thúc một nội dung tạo nguồn... Tất cả đều phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, và qua các kênh tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, đội ngũ cán bộ, đảng viên để thông tin không bị lệch lạc, sai sót khi đến với đồng bào DTTS, các đối tượng tạo nguồn và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Quá trình thực hiện hỗ trợ tạo nguồn đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước, thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm điều chỉnh những bất hợp lý có thể xảy ra. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS cần hướng đến sự ràng buộc trách nhiệm của đối tượng tạo nguồn, điều mà thời gian qua Tây Nguyên chưa thể thực hiện triệt để. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế ràng buộc, có cam kết trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ: đối tượng phải tham gia hết quy trình tạo nguồn, sau tạo nguồn phải chịu sự quản lý của địa phương, phải chấp hành sự phân công công tác của tổ chức theo đúng với chuyên môn đã được đào tạo. Nếu bỏ giữa chừng, hoặc không chấp hành quyết định sau tạo nguồn, các đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các đơn vị tạo nguồn theo chi phí đã thụ hưởng tương ứng v.v..

3.2.3. Củng cố, phát triển, giao trách nhiệm cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn Tây

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)