thiểu số vào các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; điều động, luân chuyển,
bố trí qua các vị trí công tác khác nhau để đào tạo, bồi dưỡng nguồn
Thu hút thanh thiếu niên, học sinh, lao động trẻ người DTTS đang cư trú, học tập, làm ăn tại địa phương vào sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng tạo ra một lực lượng nguồn đông đảo và có tổ chức, là điều kiện thuận lợi cho các chi bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội, đội ngũ đảng viên, CB, CC xã lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng động cơ, con đường phấn đấu, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ cho đối tượng.
Với học sinh, sinh viên người DTTS đã tốt nghiệp các trường đào tạo, dạy nghề và cán bộ người DTTS đã công tác ở nơi khác, việc thu hút vào tổ chức thực hiện thông qua công tác tuyên truyền, động viên, phát huy ý thức dân tộc, tình cảm với quê hương; chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần; ưu tiên tuyển dụng, hỗ trợ đảm bảo đời sống ban đầu; bố trí vào công việc phù hợp, có vị trí cao. Đối với những người DTTS đã là CB, CC xã hoặc cán bộ không chuyên trách, thông qua công tác sắp xếp, bố trí, thay đổi vị trí công việc hàng năm một mặt giúp họ tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau, tự đào tạo qua chính quá trình công tác của mình; mặt khác giúp cấp uỷ phát hiện, khẳng định thêm phẩm chất, năng lực, sở trường của mỗi người.
Việc điều động, luân chuyển cán bộ người DTTS nơi khác về xã tiến hành trên cơ sở quy hoạch cán bộ, đặc biệt là với các chức danh cán bộ chủ chốt của HTCT xã (bí thư, phó bí thư cấp uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND). Đối tượng được điều động, luân chuyển về xã có thể là cán bộ, chuyên viên thuộc phòng, ban cấp huyện; là sĩ quan quân đội; là giáo viên, cán bộ quản lý các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế trong và ngoài xã. Vị trí công tác mà các đối tượng được điều động, luân chuyển đến phụ thuộc vào chức danh họ được quy hoạch.