Khái niệm tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 59)

THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG

THỨC VÀ VAI TRÒ

1.2.1. Khái niệm tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên số ở các tỉnh Tây Nguyên

Tạo theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “làm ra” [154, tr.1494], từ chỗ không có trở thành có. Đội ngũ cán bộ của Đảng dù ở cấp nào, thì vẫn là sản phẩm của quá trình Đảng chăm lo, xây dựng từ những con người cụ thể. Tạo nguồn CB, CC là nhiệm vụ của Đảng nhằm chuẩn bị một đội ngũ đông về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, sẵn sàng cho việc bổ sung vào những chức danh cụ thể trong đội ngũ CB, CC khi cần thiết.

Trong lịch sử Đảng ta, thuật ngữ “tạo nguồn cán bộ” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) của Đảng. Tuy nhiên, nhiều nội dung, quan điểm liên quan đến tạo nguồn cán bộ đã được các lãnh tụ cách mạng đề cập đến ngay từ những ngày đầu xây dựng các tổ chức tiền thân của Đảng:

Một là, tạo nguồn cán bộ nhằm xây dựng lực lượng cho cách mạng. Đó là trách nhiệm của Đảng, của các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Khi tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng ra đời, nhiệm vụ xây dựng lực lượng được Tổng hội rất chú trọng. Tại “Án nghị quyết của hội nghị trù bị toàn

quốc đại biểu Đại hội”, ngày 23 tháng giêng năm 1929, Tổng hội xác định nhiệm vụ: “Làm cách mệnh thì phải tổ chức cho cách mệnh tập trung, muốn cho cách mệnh lực lượng tập trung thì phải tìm tòi những người chân chính cách mệnh mà tổ chức lại” [26, tr.92]. “Hết sức huấn luyện các chính thức đồng chí. Hết sức phê bình cho các đồng chí bỏ hết tư ý tiểu khí. Đối với những người dự bị tổ chức và phổ thông thì các chính thức đồng chí phải chia nhau phụ trách huấn luyện” [26, tr.91].

Trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đối với công tác này còn được Quốc tế Cộng sản chỉ đạo chặt chẽ: “Trong trường hợp Ban Chấp ủy bị tan rã hoặc bị mất liên lạc với các tổ chức hạ cấp, Ban Chỉ huy ở ngoài phải có đủ nguồn cán bộ dự bị của Đảng gửi về nước và bảo đảm tính liên tục của công tác lãnh đạo ở trong nước” [29, tr.414]. Sau này, đào tạo cán bộ dự bị được các cấp uỷ đảng thường nướcn lưu ý. Tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (miền Bắc Đông Dương) năm 1948, trách nhiệm cụ thể của cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xác định: “Vấn đề đào tạo cán bộ dự bị: cán bộ phụ trách bắt buộc phải đào tạo người thay mình (tỷ dụ: đồng chí bí thư phải đào tạo phó bí thư)” [30, tr.132].

Đối với vùng miền núi, Ban Bí thư Trung ương Đảng lần đầu tiên khẳng định vai trò của cán bộ các dân tộc và trách nhiệm của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán trong từng dân tộc bằng Chỉ thị 216-CT/TW ngày 30-01- 1975 về Chính sách cán bộ miền núi:

Cách mạng miền núi là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, của cả dân tộc Việt Nam. Phải có đội ngũ cán bộ đông đảo bao gồm đủ các dân tộc thì mới phát động được nhân dân các dân tộc, thể hiện trên thực tế sự bình đẳng về chính trị và thiết thực tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Chú trọng xây dựng cho từng dân tộc có một số cán bộ cốt cán vững về chính trị, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện [32, tr.39].

Trong Chỉ thị, việc tạo nguồn cán bộ dân tộc được dùng bằng cụm từ “chuẩn bị nguồn cán bộ cho miền núi”, nhấn mạnh công tác giáo dục phổ thông,

chú ý đến vấn đề cơ sở vật chất và trợ cấp cho đối tượng tạo nguồn; đồng thời xác định trách nhiệm phối hợp của các ban đảng, các bộ ngành Trung ương trong việc triển khai công tác này:

Để chuẩn bị nguồn cán bộ cho miền núi, cần đẩy mạnh giáo dục phổ thông, kiện toàn Trường Bổ túc văn hóa công nông, phát triển Trường Thiếu nhi vùng cao xuống từng khu vực trong từng huyện, các Trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm ở các huyện và tỉnh; tăng cường cơ sở vật chất của trường và có trợ cấp cần thiết để các em có điều kiện học tập tốt hơn.

Các Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Khoa học - Giáo dục, Ban Dân tộc Trung ương cần cùng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục, bàn bạc biện pháp cụ thể, quy định các thủ tục cần thiết để thực hiện chủ trương nói trên [32, tr.43,44].

Bước vào thời kỳ Đổi mới, để thực hiện “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000” do Đại hội VII đề ra, Hội nghị Trung ương 7 khóa VII xác định nhiệm vụ phát triển công nghiệp và công nghệ theo hướng CNH, HĐH đất nước. Theo đó, công tác tạo nguồn cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, theo một kế hoạch chặt chẽ, có hệ thống:

Các cấp ủy phải trực tiếp chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường lớp huấn luyện cán bộ của Đảng và Nhà nước (bao gồm cả hệ thống các trường phổ thông trung học và đại học) để tiến hành công tác tạo nguồn cán bộ cho thời kỳ mới một cách có kế hoạch và không ngừng nâng cao về chất lượng [35, tr.483].

Cơ chế người đứng đầu tiến cử, đề xuất, giới thiệu nguồn được đặt ra: “Xây dựng, thực hiện cơ chế tiến cử cán bộ, cơ chế người đứng đầu đề xuất, chuẩn bị người quy hoạch thay thế mình, người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy giới thiệu để bầu ủy viên ban thường vụ cấp ủy” [4].

Hai là, đối tượng tạo nguồn cán bộ hướng đến nhiều nhóm giai tầng xã hội, nhưng có tính ưu tiên, cơ cấu.

Thành phần xuất thân của nguồn cán bộ của Đảng ban đầu được xác định chỉ gồm hai giai cấp cơ bản: công nhân và nông dân. “Biên bản và Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Đảng Trung kỳ”, ngày 22-27/12/1930, ghi rõ: “Cần tổ chức ngay các lớp đào tạo cán bộ Đảng lấy từ công nhân và nông dân ít ruộng để sau này đề bạt các đồng chí này giữ những cương vị trọng trách. Thành phần tất cả các cơ quan lãnh đạo phải gồm các đồng chí xuất thân từ công nhân và nông dân” [27, tr.328, 329]. Sau này, những người ưu tú trong thanh niên, trí thức, tiểu tư sản cũng được chú trọng. Tại Chỉ thị số 131-CT/TW ngày 9-3-1959 về “việc lãnh đạo bầu cử và kiện toàn các cấp ủy Đoàn Thanh niên từ huyện trở lên”, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ trách nhiệm củng cố và xây dựng Đoàn Thanh niên thành tổ chức hậu bị của Đảng, gồm những phần tử tiên tiến, làm nguồn dự trữ đảng viên cho Đảng và nguồn cán bộ cho các ngành. Thành phần trí thức, tiểu tư sản cũng được nhắc đến ở Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội III: “Từ trước đến nay, Đảng ta đã đào tạo, lựa chọn cán bộ trong công nhân, nông dân ưu tú, đồng thời cũng đã đào tạo và lựa chọn cán bộ cả trong những phần tử trí thức, tiểu tư sản ưu tú. Đó là những nguồn cán bộ của Đảng ta” [31,tr.753].

Cùng với việc xác định đối tượng tạo nguồn rộng rãi, vấn đề ưu tiên cơ cấu, thành phần, chế độ, chính sách trong đào tạo cán bộ được đặt ra. Đại hội lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982) nhấn mạnh: “Coi trọng đào tạo cán bộ từ công nhân, nữ, người dân tộc, cán bộ tại chỗ cho địa phương, cơ sở, nhất là ở miền Nam, miền núi. Có chính sách chế độ, biện pháp cụ thể thích hợp để nhanh chóng đào tạo đội ngũ này” [34, tr.336].

Hiện nay, trong công tác dân tộc, Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX của Đảng lưu ý một lực lượng tạo nguồn quan trọng: thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự:

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc… Coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ

quân sự làm nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở; nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi [37].

Tháng 6-2012, sau khi tổng kết công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, đểđổi mới công tác tạo nguồn cán bộ, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi tiếp tục được Đảng bổ sung vào đối tượng nguồn quy hoạch cán bộ cho lâu dài: “Đổi mới công tác tạo nguồn cán bộ theo hướng lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học có chất lượng cử về cơ sở (những nơi khó khăn, có nhu cầu) để đào tạo trong phong trào lao động, sản xuất, từ đó chọn lọc nguồn quy hoạch cán bộ lâu dài” [4].

Như vậy, tùy theo thời điểm cụ thể, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và vai trò, khả năng trên thực tế của các lực lượng xã hội mà Đảng ta xác định đối tượng tạo nguồn cán bộ một cách hợp lý nhất.

Ba là, cần thực hiện nhiều nội dung, biện pháp để tạo nguồn cán bộ

Trước hết, phải định hình mục tiêu tạo nguồn - tạo ra những người đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” - tập hợp những bài giảng dùng để huấn luyện những thanh niên trí thức yêu nước Việt Nam, lớp cán bộ nguồn đầu tiên của Đảng, về con đường cách mạng vô sản - bài học đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc dạy là “Tư cách một người cách mệnh”, thể hiện trong quá trình người cán bộ cách mạng thực hiện các mối quan hệ xã hội (với mình, với người, với tổ chức và với công việc cách mạng giao phó). Tư cách là yếu tố đầu tiên mà Đảng ta xác lập để định hướng đào tạo, rèn luyện nguồn cán bộ.

Đến Hội nghị Trung ương 6 khoá IV, lần đầu tiên thuật ngữ “tạo nguồn cán bộ” được đưa vào văn kiện Đảng. Tiêu chuẩn để định hướng tạo nguồn là phẩm chất và năng lực thực tế. Mục tiêu của tạo nguồn là để kiện toàn đội ngũ cán bộ theo cơ cấu đồng bộ, đáp ứng được tiêu chuẩn theo từng vị trí và để thay thế cán bộ khi cần thiết. Nội dung tạo nguồn gồm các công việc thuộc phạm vi công tác cán bộ như lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ:

Về công tác cán bộ, phải đổi mới việc lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế, cán bộ khoa học, kỹ

thuật và nghiệp vụ. Không quá câu nệ vào tuổi tác, lương bậc hay chức vụ trong quá khứ, mà căn cứ chủ yếu vào phẩm chất và năng lực thực tế hiện hành, để tạo nguồn cán bộ mới mau chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của các ngành, các địa phương, các cơ sở, theo một cơ cấu đồng bộ, gồm những người đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể của từng vị trí, phải tạo ra một nền nếp bình thường là cán bộ có lên, có xuống, làm được thì để, không làm được thì thay ngay [33,tr.324]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên từng tìm và tạo nguồn cán bộ cách mạng ngay trong các đảng phái chính trị. Hội “phái người chui vào họ tuyên truyền và tổ chức lấy những người chân chính cách mệnh” [26, tr.90]. Thông cáo của Nam kỳ xứ uỷ về Hội nghị đại biểu của Xứ bộ Nam kỳ, ngày 31-8-1933 cũng xác định: “Phải đào tạo cán bộ cho Đảng, phải huấn luyện cho nhiều người có công tác, có chí cương quyết, có hy vọng trở thành (người) cách mạng chuyên môn” [28, tr.117]. Ngày nay, quan điểm của Đảng là: thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để tuyển chọn nguồn, rèn đức, luyện tài cán bộ:

Đảng phải tập trung lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt chiến lược cán bộ, tạo ra những thế hệ cán bộ mới có đức, có tài, trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, được đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống và toàn diện, được rèn luyện thử thách trong phong trào quần chúng và các hoạt động thực tiễn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [35, tr.483].

Như vậy, bên cạnh việc xác định tiêu chuẩn, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, sắp xếp, bố trí để tạo nguồn cán bộ, thì việc tập hợp, thu hút, rèn luyện, thử thách nguồn qua phong trào hành động cách mạng cũng là nội dung được Đảng ta đề cập đến.

Điểm qua quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng, quan điểm tạo nguồn cán bộ trong lịch sử Đảng ta, có thể thấy tạo nguồn cán bộ thuộc nội hàm khái niệm công tác cán bộ của Đảng. Đó là khâu có vị trí hàng đầu, nhưng cũng bao hàm nhiều khâu của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Tạo

nguồn cán bộ cũng là một quá trình - một quá trình có kế hoạch, với nhiều khâu từ xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đến xây dựng phong trào quần chúng, phát hiện, lựa chọn nguồn, từ quy hoạch nguồn đến đào tạo, luân chuyển, bố trí, rèn luyện, thử thách... để tạo ra một đội ngũ cán bộ dự bị cho các chức danh đủ tiêu chuẩn, điều kiện sẵn sàng cho việc bổ sung, bố trí, sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ của Đảng.

Với quan niệm ấy, khi xét phạm vi CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên, thì:

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ cơ sở của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình gồm hệ thống các công việc, từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bố trí và sử dụng nguồn cho hệ thống chính trị nhằm tạo ra một đội ngũ những người trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức xã.

* Mục đích, yêu cầu của tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên

Định nghĩa trên cho thấy, tạo nguồn CB, CC nhằm mục đích xây dựng nên một đội ngũ những người trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm CB, CC xã.

Để có thể sẵn sàng cung cấp người đủ và liên lục cho công tác bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm CB, CC, nguồn phải đông đảo về số lượng và thường xuyên được bổ sung, nâng cao về chất lượng. Muốn vậy, công tác tạo nguồn phải được tiến hành một cách chủ động, có kế hoạch, hướng đến hai mục tiêu: trước mắt (phục vụ công tác nhân sự trong nhiệm kỳ) và lâu dài (cho cả một giai đoạn cách mạng).

Đội ngũ CB, CC xã cần có tính đồng bộ trong một cơ cấu tổ chức bộ máy, đảm bảo cho HTCT xã vận hành liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả. Vì vậy, tạo nguồn phải hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, của từng chức danh trong bộ máy HTCT mà xác định đối tượng tạo nguồn phù hợp. Quá trình tạo nguồn luôn phải tiên lượng được những biến

động cơ cấu theo nhu cầu của sự phát triển xã hội để chủ động nguồn cho đội ngũ CB, CC sau này không hụt hẫng, lệch lạc, chỗ thiếu, chỗ thừa. Muốn vậy, tạo nguồn phải đảm bảo tính động và mở. Người nằm trong dự kiến, quy hoạch nguồn có “vào” thì có thể có “ra” khi không còn đáp ứng được yêu cầu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 59)