nguồn, kết nạp đảng viên mới nhằm tạo nguồn cán bộ, công chức xã người
dân tộc thiểu số
Các phong trào quần chúng hướng đến việc tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo ra môi trường giáo dục, rèn luyện, động viên nhân dân tham gia hoạt động xã hội, qua đó các nhân tố tích cực, có năng lực tổ chức sẽ bộc lộ - đó là nguồn cho việc tạo nguồn đảng viên, CB, CC từ xa. Để phát hiện nhân tố tích cực, bồi dưỡng phát triển đảng viên người DTTS thông qua phong trào quần chúng, các cấp uỷ, tổ chức đảng định hướng mục tiêu tạo nguồn vào chương trình công tác của các tổ chức chính trị - xã hội của xã và thôn, buôn; lãnh đạo xây dựng phong trào hiệu quả, thiết thực để thu hút đông đảo quần chúng người DTTS tham gia, nhất là đối tượng trong độ tuổi thanh niên. Nắm bắt tình hình tư tưởng, động cơ phấn đấu, năng lực, sở trường... của quần chúng người DTTS, chọn lấy những cá nhân có biểu hiện tích cực, có triển vọng phát triển để xây dựng điển hình và đưa vào nhóm đối tượng tạo nguồn CB, CC.
Cấp uỷ phân công cấp uỷ viên, đảng viên phụ trách từng đơn vị, thôn, buôn, hộ và nhóm hộ gia đình phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựng các phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới…, qua đó lựa chọn, động viên, giáo dục, bồi dưỡng các đối tượng người DTTS là công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; nông dân gương mẫu, sản xuất kinh doanh giỏi; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lực lượng cốt cán, con em các gia đình có công cách mạng tích cực trong phong trào đoàn thể, có xu hướng phát triển... đưa vào diện cảm tình đảng để bồi dưỡng. Quá trình bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, thử thách đối tượng cảm tình đảng là
người DTTS gắn với việc giao nhiệm vụ làm nòng cốt trong phong trào quần chúng ở đơn vị, thôn, buôn, cơ sở.