Cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn cán bộ, công chức xã

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 130 - 132)

người dân tc thiu số trên địa bàn Tây Nguyên

Tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn là cơ sở để các cấp chủ thể tạo nguồn xác định mục tiêu cho các nội dung tạo nguồn tiếp theo. Trong xây dựng tiêu chuẩn và cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS thời gian qua, phần lớn các địa phương chưa cụ thể hoá tiêu chuẩn CB, CC cấp xã theo quy định của Bộ Nội vụ ban hành từ năm 2004, mà chỉ chú ý một số điểm mang tính cơ cấu đối với người DTTS. Nhiều nơi chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn để đưa người DTTS vào tuyển dụng công chức và quy hoạch cấp uỷ, cán bộ chủ chốt. Đó là một phần nguyên nhân khiến chất lượng CB, CC xã người DTTS hiện nay còn những hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo cho tạo nguồn CB, CC xã người DTTS bám sát mục tiêu chung, vấn đề xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn cần được đặt ra một cách nghiêm túc.

Tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên phải gắn liền với yêu cầu củng cố HTCT cơ sở của Đảng và những tiêu chuẩn CB,

CC xã vùng miền núi do Nhà nước quy định. Tính cụ thể, tính vận dụng để xây dựng tiêu chuẩn và cơ cấu nguồn chính là xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và điều kiện thực tế của từng địa phương để định ra những tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, trong đó có “sàn” về trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, công tác Đảng...

Với các địa phương đã từng xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS cần rà soát lại tính hợp lý để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Với những nơi chưa xây dựng, cần đặt vấn đề triển khai ngay trong chương trình, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp sắp tới.

Nội dung tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cần thể hiện những tiêu chí sau: Một là, tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn, uy tín cá nhân; tiêu chuẩn chức danh đối với các loại nguồn, gắn với lĩnh vực công tác của CB, CC xã là người DTTS mà nguồn được quy hoạch. Hai là, những quy định về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; độ tuổi, chức vụ đã kinh qua, lịch sử chính trị bản thân và gia đình... cụ thể đối với từng loại nguồn CB, CC xã người DTTS. Ví dụ: nguồn cho chủ tịch, phó chủ tịch xã phải có chuyên môn quản lý nhà nước; nguồn cho cán bộ Mặt trận, đoàn thể phải có nghiệp vụ công tác dân vận. Ba là, cơ cấu chung của cả đội ngũ nguồn CB, CC xã người DTTS: cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, chuyên môn, lĩnh vực cụ thể.

Để việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS có chất lượng, cần thực hiện đồng bộ các khâu: Thứ nhất, thống nhất chủ trương xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS. Thường vụ các Tỉnh uỷ nghiên cứu, bàn bạc, thống nhất ban hành chủ trương, chỉ đạo cho Ban Tổ chức Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch, triển khai xuống các cấp chủ thể tạo nguồn ở huyện, xã nhằm tạo nên sự nhất trí chung về nhận thức và hành động trong quá trình xây dựng và thực hiện Tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn. Thứ hai, trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ với các ngành, các cấp có liên quan và với chuyên gia, qua đó rút ra những yêu cầu và tiêu chí cần thể hiện về nội dung

và hình thức của một văn bản Tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS. Thứ ba, dự thảo văn bản tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS (do Ban Tổ chức các Tỉnh uỷ thực hiện), thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, rồi tiếp tục lấy ý kiến của các cấp, ngành, tổ chức liên quan và cá nhân am hiểu để sửa chữa, bổ sung. Thứ tư, đưa Dự thảo về huyện và xã để thu thập thông tin, kiểm tra, đối chiếu mức độ phù hợp và tính khả thi của các tiêu chí trong Tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS. Ví dụ: đối chiếu xem điều kiện về trình độ các mặt của nguồn là quá cao hay quá thấp đối với địa phương; cơ cấu về giới tính, về độ tuổi có phù hợp với xu thế phát triển và có khả thi trong điều kiện hiện tại; những tiêu chí về phẩm chất, năng lực đề ra trong dự thảo trên thực tế có đảm bảo để cho nguồn người DTTS có thể sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ CB, CC xã... Thứ năm, hoàn chỉnh dự thảo, tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định ban hành Quy định Tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS.

Sau khi có quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS, các Ban Tổ chức cấp uỷ nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện quy định, thống nhất trong toàn thể HTCT các cấp làm cơ sở cho các nội dung tiếp theo trong quy trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở địa phương.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)