Nguyên nhân Nguyên nhân c ủa ưu điểm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 101)

Công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Thành công đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, nhận thức của nhiều cấp chủ thể và đối tượng tạo nguồn có sự chuyển biến tích cực.

Nhìn chung, các cấp chủ thể và đông đảo đối tượng tạo nguồn đánh giá đúng tầm quan trọng của cấp xã; của chất lượng đội ngũ CB, CC xã; và của công tác tạo nguồn CB, CC nói chung, tạo nguồn CB, CC xã người DTTT trên địa bàn có đông đồng bào DTTS như Tây Nguyên. Trên các văn bản của Đảng, Nhà nước và ở các địa phương, ban ngành, quan điểm tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở Tây Nguyên là trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều loại hình chủ thể được thể hiện rất rõ, nhất là từ khi Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc ra đời, xác định: “Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm

vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị” [37]. Kết quả khảo sát về nhận thức liên quan đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cũng cho thấy: 96,8% người được khảo sát trả lời họ đã biết về chủ trương này, và qua nhiều kênh thông tin [Phụ lục 13].

Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã là người

DTTS ở Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước, các cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm.

Trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ cơ sở của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch nhằm tạo điều kiện cho Tây Nguyên triển khai có hiệu quả công tác này. Ví dụ, sau khi Quyết định 253/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” ra đời, các bộ, ngành Trung ương (như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ) đã chủ động xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch, chương trình, dự án để triển khai thực hiện; xây dựng 33 văn bản tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và phối hợp ban hành, 24 văn bản ban hành theo thẩm quyền. Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, tỉnh uỷ và UBND 5 tỉnh Tây Nguyên đã ban hành 46 nghị quyết và văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Đề án 253 đồng bộ và nghiêm túc, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ CB, CC người DTTS của HTCT cơ sở Tây Nguyên.

Song song với đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07-01-2004 Phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã, phường, thị trấn đến năm 2010, và Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08-02-2006 Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã, phường, thị trấn người DTTS giai đoạn 2006 - 2010. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2011-2015 cũng được ban hành (Quyết định số 1374/QĐ-TTg) với mục tiêu đến năm 2015 có 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến

thức, kỹ năng theo vị trí công việc; 90% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. 100% đại biểu HĐND được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động. Đối với Tây Nguyên, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 đến năm 2015, 100% số huyện đông đồng bào DTTS có trường phổ thông dân tộc nội trú; 7% - 9% học sinh DTTS được học nội trú; 96% - 98% trẻ em 5 tuổi người DTTS được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Phát triển và hỗ trợ đầu tư cho các trường dạy nghề dân tộc nội trú và khoa dân tộc nội trú trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Mở rộng quy mô đào tạo của khoa Dự bị trường Đại học Tây Nguyên và trường Dự bị Đại học dân tộc Nha Trang nhằm tạo nguồn cán bộ có trình độ đại học cho các dân tộc trong vùng. Ưu tiên đào tạo giáo viên dạy tiếng Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, M’nông và một số tiếng của các dân tộc khác. Thành lập thêm 2 trường đại học và 4 trường cao đẳng; đảm bảo tỷ lệ sinh viên DTTS đạt từ 18% - 20% trở lên trong tổng số sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong vùng [102]. Đây là cơ sở để Tây Nguyên tăng cường công tác chuẩn hoá trình độ các mặt cho CB, CC và nguồn CB, CC cấp xã người DTTS.

Trong từng tỉnh ở Tây Nguyên, tuỳ theo điều kiện địa phương và thực trạng đội ngũ CB, CC xã mà các cấp uỷ, chính quyền xây dựng chủ trương, kế hoạch, chính sách tạo nguồn cán bộ. Đề án Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã (giai đoạn 2008-2015) của Tỉnh uỷ Gia Lai xác định mục tiêu đối với cán bộ nguồn là: đào tạo nguồn cán bộ trẻ tại chỗ đạt tiêu chuẩn trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị theo chức danh quy hoạch để chủ động bổ sung, thay thế, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch địa chỉ sử dụng trước khi đào tạo; đào tạo xong phải bố trí sử dụng theo quy hoạch. Tuyển chọn, quy hoạch, sử dụng cán bộ nguồn phải gắn với kế hoạch thay thế CB, CC năng lực, sức khỏe yếu kém. Tỉnh uỷ Đăk Nông ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24-7-2006 về công tác cán bộ DTTS giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1201- QĐ/TU ngày 17-3-2010 về việc Ban hành Quy chế tạo nguồn cán bộ tỉnh, trong đó quy định rõ về việc tạo nguồn CB, CC cơ sở là người DTTS. Từ tháng 12-

2012, lớp đào tạo cán bộ nguồn đầu tiên của Đắk Nông được tổ chức, hứa hẹn một tương lai mới cho chất lượng CB, CC của HTCT nơi đây.

Ba là, bộ máy và con người trực tiếp thực hiện các nội dung tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đông đảo, đa dạng, được đầu tư chuẩn hoá, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình.

Ban Tổ chức cấp uỷ và bộ, sở, phòng Nội vụ các cấp là hai bộ phận tham mưu chủ yếu và đắc lực nhất trong công tác tạo nguồn CB, CC. Những nghị quyết, đề án, chính sách… của các cấp lãnh đạo vừa qua liên quan đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS nói trên chính là kết quả của quá trình đội ngũ cán bộ trong hai bộ phận này chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, bám sát tình hình địa phương, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ để tham mưu, đề xuất và trực tiếp giúp cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác tạo nguồn chặt chẽ và có hiệu quả.

Các tổ chức chính trị - xã hội thuộc HTCT các cấp, nhất là ở cơ sở đóng góp nhiều trong xây dựng lực lượng nòng cốt, người có uy tín ở địa phương đông đảo về số lượng, có ưu thế trong quan hệ xã hội, uy tín cộng đồng, kinh nghiệm thực tiễn… phục vụ cho công tác quy hoạch tạo nguồn của cấp uỷ.

Các cơ quan, ngành, đơn vị giáo dục trong khu vực thuộc các bộ Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quân đội, Văn hoá - Thông tin và Truyền thông, trường Chính trị tỉnh, trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện v.v.. được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thu hút và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy từ nhiều nguồn ngân sách, là điều kiện quan trọng cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn CB, CC. Đơn cử như: Để đào tạo nguồn nhân lực DTTS chất lượng cao cho Tây Nguyên, bên cạnh trường Đại học dự bị Trung ương Nha Trang, trường Đại học Tây Nguyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thành lập Khoa Dự bị và tạo nguồn, chỉ tiêu đào tạo từ 130 - 180 học sinh DTTS/1 năm. Sự ra đời của hệ dự bị và cử tuyển đã giúp học sinh DTTS có thêm cơ hội vào đại học. Trong phạm vi giáo dục phổ thông, việc xây dựng hệ thống trường Dân tộc nội trú từ nhiều năm qua, với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chuẩn về trình độ, nhiều trong số họ cũng là người DTTS giúp cho con em đồng bào DTTS được đến trường, được phổ cập và nâng cao trình độ ở nhiều cấp học.

Hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn được đầu tư phát triển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức chính trị cho đồng bào các DTTS. Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên được giao nhiệm vụ sản xuất phát sóng 6 thứ tiếng DTTS Tây Nguyên (gồm: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, K’ho, Xê-đăng, M’nông). Đài Truyền hình Việt Nam tăng thời lượng phát sóng tiếng dân tộc trên sóng truyền hình trung ương và địa phương; Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 phát sóng liên tục với 26 thứ tiếng, trong đó tiếng Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xê-đăng, K’ho, Chu-ru, Giẻ-triêng, M’nông.

Bốn là, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS là một trong những động lực thúc đẩy công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thuận lợi.

Tây Nguyên là nơi nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương. Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi xác định quan điểm phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển KT-XH gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc nhấn mạnh yêu cầu thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Cụ thể hoá nó, nhiều chương trình, đề án của Chính phủ (như chương trình 134, 135, 30a…) góp phần tạo ra sự chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho Tây Nguyên, thúc đẩy quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thêm nhanh chóng.

Năm là, tính tích cực, tự giác của nhiều đối tượng tạo nguồn người DTTS là động lực quan trọng bên trong thúc đẩy nhanh quá trình tạo nguồn và mang lại hiệu quả bền vững cho nó.

Đây chính là kết quả của sự nỗ lực tuyên truyền, vận động của các cấp chủ thể, lực lượng tham gia tạo nguồn, nhất là cấp uỷ xã, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã, lực lượng nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng thôn buôn. Rất nhiều

địa phương, CB, CC xã người DTTS không ngồi chờ chỉ tiêu đào tạo, ngân sách hỗ trợ do cấp trên phân bổ về mà chủ động tìm kiếm cơ sở đào tạo, sắp xếp thời gian, tranh thủ việc gia đình để theo các lớp nâng chuẩn trình độ học vấn, chuyên môn. Nhiều nơi, từ xã lên tỉnh xa gần trăm cây số, giao thông khó khăn, phương tiện vận chuyển đắt đỏ, cán bộ nguồn người DTTS vẫn chấp nhận vất vả theo sát chương trình đào tạo đến cùng. Đồng thời, sự hỗ trợ của gia đình, sự chia sẻ của đồng chí, đồng đội cũng đã góp thêm sức lực cho nguồn phấn đấu. Những con người đó theo thời gian, trở thành CB, CC xã mẫn cán, là tấm gương cho thế hệ nguồn tiếp theo.

Nguyên nhân của hạn chế

Một là, ở một số nơi, nhận thức chung của chủ thể và đối tượng tạo nguồn công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS còn hạn chế.

Có 11,6% người được hỏi ý kiến (trong đó đa phần công tác trong các cơ quan, lĩnh vực liên quan đến việc tạo nguồn CB, CC) lại trả lời họ không hề biết, hoặc chỉ vừa mới biết về chủ trương tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên. Kết quả trả lời Phiếu hỏi ý kiến cũng cho thấy nhiều người thiếu quan tâm, đánh giá xa rời thực tế công tác này. Ví dụ: 2,8% ý kiến cho rằng Trung ương chưa có vai trò gì đối với việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, trong khi những chính sách hỗ trợ tạo nguồn từ Trung ương là rất lớn và quan trọng. Xác định các nội dung tạo nguồn, 28% ý kiến không đồng ý việc quy hoạch nguồn; 17,6% không đồng ý đào tạo, bồi dưỡng; 46,8% không đồng ý việc xây dựng phong trào quần chúng để phát hiện, rèn luyện nguồn [Phụ lục 15]. Chính việc nhận thức chưa đầy đủ về nhiều vấn đề liên quan đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS nên quá trình thực hiện nó ở mỗi nơi mỗi khác, xem nhẹ hay chỉ coi trọng một số nội dung nhất định.

Hai là, quá trình triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KT-XH Tây Nguyên, về xây dựng HTCT cơ sở, xây dựng đội ngũ CB, CC, trong đó có tạo nguồn CB, CC xã người DTTS chưa đều khắp, đồng bộ ở các địa phương, ngành, lĩnh vực.

Thực hiện Đề án 253 về xây dựng HTCT cơ sở ở Tây Nguyên, sau 7 năm rút ra một vấn đề đáng quan tâm: Nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ hằng năm

tương đối đúng, đủ, kịp thời; nhưng việc điều phối, phân bổ kinh phí, kiểm tra thực hiện kinh phí chưa được thống nhất và cụ thể, nên việc thực hiện một số chương trình của Đề án chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và kế hoạch đề ra [103]. Kết quả khảo sát đánh giá vai trò của các cấp, từ Trung ương đến xã, đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS theo tiêu chí từ khá trở lên cũng cho thấy: Trung ương 74%, tỉnh 61,2%, huyện 54,8% và xã 47,6% [Phụ lục 14]. Như vậy, càng xuống cấp hành chính thấp hơn, dường như trách nhiệm của các chủ thể cũng thấp hơn.

Ba là, bộ máy, con người làm công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS tuy đông đảo, nhưng tính thống nhất, đồng bộ chưa cao, chất lượng nhiều mặt còn hạn chế.

Cơ cấu chủ thể tạo nguồn CB, CC nằm ở rất nhiều ngành, cơ quan, tổ chức trong và ngoài HTCT, tuy được xác định là đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, nhưng tính chất xâu chuỗi, đồng bộ, phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành chưa triệt để. Có nơi, cán bộ Ban Tổ chức Huyện uỷ không nắm được tình hình chất lượng đội ngũ CB, CC xã. Trong công tác đào tạo nguồn, “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cơ sở rất lớn nhưng năng lực thu nhận của các cơ sở đào tạo tại địa phương rất hạn chế; việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng giảng viên tại các địa phương ở các lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra” [103].

Bốn là, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đây là một thực tế, bởi khó có thể động viên hay đòi hỏi ý thức trách nhiệm đầy đủ đối với cán bộ nguồn. Một cán bộ nguồn hoạt động không chuyên trách ở xã, giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức, hay Trưởng ban Tuyên giáo đảng uỷ xã, chế độ phụ cấp chỉ bằng 1,0 mức lương cơ bản không thể đủ cho cuộc sống, bù đắp sự nhiệt tình, hay chia sẻ khó khăn cho gia đình...

Năm là, tính tích cực, tự giác của không ít đối tượng tạo nguồn là người DTTS chưa cao.

Khảo sát ở nhiều nơi trên địa bàn Tây Nguyên, kể cả những vùng DTTS khác trên cả nước, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận đồng bào

DTTS mang tính phổ biến. Nguyên nhân của nó xuất phát từ đặc điểm “thụ động, khép kín” của đồng bào, nhưng cũng có một phần từ chính sách ưu đãi của Đảng,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)