Quan điểm định hướng đẩy mạnh công tác tạo nguồn cán bộ, công chức xã người DTTS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 124)

công chc xã người DTTS

Một là, CB, CC xã người DTTS là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững nền KT-XH ở nông thôn Tây Nguyên, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ CB, CC, trong đó có CB, CC

người DTTS. Đổi mới công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên địa bàn Tây Nguyên.

Hai là, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS phải xuất phát từ chiến lược phát triển KT-XH của cả vùng Tây Nguyên và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững địa bàn chiến lược, vùng phên dậu phía Tây miền Trung, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa Tây Nguyên phát triển ngang tầm với vị thế và tiềm năng của nó, cùng cả nước vững bước đi lên CNXH.

Ba là, tạo nguồn CB, CC phải trên cơ sở đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá ở Tây Nguyên, đặc điểm các DTTS và quan hệ của các DTTS tại chỗ trong cộng đồng 47 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, truyền thống yêu nước, gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại nguồn gần và xa, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn tại chỗ hay nguồn nơi khác đến.

Bốn là, gắn việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS với xây dựng HTCT các xã trong sạch, vững mạnh. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với đối tượng tạo nguồn; đầu tư con người, phương tiện vật chất cho các tổ chức, lực lượng trực tiếp tiến hành các hoạt động tạo nguồn nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo nguồn nhanh chóng và hiệu quả. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bố trí sử dụng, ưu đãi đối với nguồn CB, CC người DTTS.

Năm là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân vùng DTTS, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng nguồn CB, CC. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát nguồn và quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.

Sáu là, các cấp uỷ, tổ chức đảng thống nhất lãnh đạo công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS và quản lý đội ngũ nguồn theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT các cấp.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 124)