Vấn đề tạo nguồn cán bộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 30)

Bài viết “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” (Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc”) của tác giả Chu Phúc Khởi (Trung Quốc) cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc xem đội ngũ cán bộ dự bị là “nguồn quan trọng của ban lãnh đạo các cấp”, và do đó xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị là nhiệm vụ chiến lược liên quan đến đại cục, đến lâu dài. Nội dung của công tác này bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ dự bị. Có

8 cách làm chính được tác giả đề cập: Xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi đội ngũ dự bị; Chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ dự bị; Mở rộng dân chủ trong tuyển chọn; Đào tạo đa dạng, theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; Quản lý động thái, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ; Kiên trì dự trữ, kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo; Nắm đầu nguồn, tuyển cán bộ dự bị từ sinh viên tốt, giỏi tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch. Đây thực chất là công tác tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trung Quốc, có thể xem là kinh nghiệm

để tiếp tục nghiên cứu cho tạo nguồn cán bộ ở Việt Nam. Nguồn để tổ chức đảng nắm lấy và xây dựng cán bộ dự bị ở Trung Quốc là sinh viên tốt, giỏi, điều này cũng giống với thực tế ở Việt Nam, nhất là ở những địa phương gần với các trung tâm giáo dục, đào tạo đại học. Nhưng sẽ là khó cho công tác nắm nguồn để tạo nguồn cán bộ đối với những nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giao lưu cách trở, xa trung tâm giáo dục, đào tạo như nhiều nơi ở Tây Nguyên. Bởi vậy, trong công tác tạo nguồn ở Tây Nguyên, việc tìm kiếm, mở rộng phạm vi nguồn để tạo nguồn là cần thiết, là nhiệm vụ mà Luận án phải tiếp tục nghiên cứu.

Bàn về một nội dung trong công tác tạo nguồn cán bộ, có bài viết “Lý luận và thực tiễn công tác giáo dục cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của GS Triệu Lý Văn (Trường Đảng Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc: Tài liệu học tập phục vụ cho lớp nghiên cứu của cán bộ cấp cục vụ Đảng và Nhà nước Việt Nam). Tác giả khái quát 5 nguyên tắc giáo dục đào tạo (lấy con người làm gốc, đào tạo theo nhu cầu; đào tạo toàn bộ, đảm bảo chất lượng; phát triển toàn diện, chú trọng năng lực; liên hệ thực tế, học để sử dụng; tiến tới cùng thời đại, cải cách sáng tạo), 4 mặt của chương trình giảng dạy (nền tảng lý luận; nhãn quan thế giới; tư duy chiến lược và tu dưỡng tính đảng) và 3 định hướng cải cách tư duy giảng dạy (chia loại, chia tầng nấc - tùy theo tính chất giáo dục đào tạo và tầng nấc cán bộ để bố trí lớp và xác định nội dung; đào tạo theo nhu cầu; học viên là chủ thể). Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến cải cách nội dung, phương pháp giảng dạy, đặc biệt là quan điểm đặt bồi dưỡng năng lực cho cán bộ vào vị trí nổi bật; nội dung mở rộng gắn với nhu cầu cải cách, mở cửa của Trung Quốc; việc thử nghiệm giảng dạy kiểu mô phỏng... Những khái quát nói trên là kinh nghiệm đúc rút từ quá trình tiến hành công tác giáo dục, đào tạo cán bộ của Trung Quốc, có thể chắt lọc, kế thừa để đưa vào Luận án, làm phong phú thêm nội dung đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn CB, CC ở Tây Nguyên.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, tạo nguồn cán bộ nói chung và ở Tây Nguyên nói

riêng. Trên nhiều khía cạnh của vấn đề, các công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm, nhận định và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, tạo nguồn bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ cơ sở là người DTTS ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên. Những vấn đề lý luận về tạo nguồn CB, CC xã là người DTTT ở Tây Nguyên, như: cơ sở lý luận của tạo nguồn, vai trò, yếu tố chủ thể, đối tượng, và nhất là nội dung chưa được làm rõ. Đa phần các công trình nghiên cứu dừng lại ở phản ánh thực trạng đội ngũ nguồn, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn tại các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, nhiệm vụ của Luận án tiếp tục hoàn thiện bộ khung lý luận về tạo nguồn cán bộ; trên cơ sở tổng hợp, khái quát những đặc điểm, tình hình cán bộ DTTS và thực trạng công tác tạo nguồn cán bộ xã người DTTS ở Tây Nguyên, rút kinh nghiệm, chỉ rõ những vấn đề đặt ra nhằm đề xuất phương hướng và những giải pháp có tính đặc thù, khả thi để thúc đẩy công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Chương 1

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)