Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 40)

* Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên liên quan đến việc tạo

nguồn cán bộ, công chức xã

- Các DTTS ở Tây Nguyên có lịch sử biến thiên phức tạp nên ngày càng đa dạng về nguồn gốc, phong phú về thành phần, đông đảo về số lượng, có sự khác biệt nhất định về địa bàn cư trú và tập quán sống.

Trước và trong thời kỳ Pháp thuộc, nhìn chung vùng Tây Nguyên chỉ có các DTTS tại chỗ sinh sống. Người Pháp nghiên cứu và tiến hành khai thác Tây Nguyên rất sớm, từ những năm đầu thế kỷ XX, song đặt chính sách hạn chế người Kinh lên Tây Nguyên, giao quyền tự trị cho các DTTS nhưng thực chất là thâu tóm quyền cai quản và chia để trị. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chủ trương đưa khoảng một nửa dân di cư từ miền Bắc vào lên Tây Nguyên (khoảng hơn 54.000 người), tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Đặc biệt, từ sau năm 1975, chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước tạo nên một luồng di dân lớn vào Tây Nguyên theo kế hoạch (đối với những hộ gia đình nghèo, vùng đồng bằng, đô thị đất chật người đông không có đất sản xuất). Hơn hai thập niên trở lại đây, Tây Nguyên còn đối mặt với tình trạng nhập cư tự do, tự phát, không kiểm soát được (chủ yếu là đồng bào miền Trung và miền núi phía Bắc vào), kéo theo đó là phá rừng, tranh chấp đất đai, tăng dân số sinh học và cơ học, đặt ra cho cấp ủy và chính quyền các địa phương ở Tây Nguyên bài toán nan giải - an ninh, trật tự xã hội, việc làm cho người lao động, học hành cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... Có thể nói, từ quá trình di dân của cộng đồng nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, nhiều thành phần xã hội khác nhau đến với Tây Nguyên trong thế kỷ XX, cơ cấu dân số, dân tộc, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, phương thức làm ăn, lối sống... đã có nhiều biến đổi sâu sắc, tác động không nhỏ đến cộng đồng các DTTS tại chỗ.

Gần đây, tỷ xuất nhập /xuất cư ở Tây Nguyên có sự chuyển biến đáng kể, theo hướng ít chênh lệch (+8 người/1000dân). Điều đáng quan ngại là, một bộ phận lớn trong số xuất cư là con em cán bộ và gia đình khá giả, kể cả con em đồng bào DTTS được Nhà nước ưu đãi chế độ cử tuyển cho đi đào tạo tại các

thành phố lớn, sau khi ra trường không về lại Tây Nguyên mà ở lại các địa phương có điều kiện phát triển hơn. Số nhập cư thì đa phần là các hộ gia đình nghèo, trong đó có nhiều đồng bào DTTS ở phía Bắc, do thiếu đất sản xuất mà di cư tự do vào. Như vậy, hiện đang có một dòng chảy nguồn nhân lực chất lượng cao ra khỏi Tây Nguyên, và một dòng chảy nhân lực hạn chế hơn vào, trong đó không ít là đồng bào DTTS. Đây là vấn đề của thực tế, nhiều năm qua là nguyên nhân của tình trạng thiếu bền vững trong thu hút tạo nguồn và giữ nguồn cho đội ngũ CB, CC người DTTS ở các xã.

Dân số Tây Nguyên sau ngày thống nhất đất nước (1976) có 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó DTTS chiếm 69,7% dân số, đến thời điểm cuối năm 2010 là 5.208.258 người, trong đó DTTS có 1.970.877 người (chiếm 37,84% dân số). Hiện nay, Tây Nguyên có 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 12 dân tộc tại chỗ, một số dân tộc từ các địa phương phía bắc vào, dân tộc Lào và dân tộc Campuchia di cư sang. Trên địa bàn có khoảng 530.000 người DTTS là tín đồ đạo Tin lành và Công giáo (chiếm 31,18% trong tổng số 1.700.000 tín đồ của 5 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Baha’i).

12 dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên có nguồn gốc lâu đời, chiếm 26,1% tổng dân số toàn vùng, đông nhất là Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, ít nhất có Rơ-mâm, Brâu. Các DTTS nơi khác đến sinh sống ở Tây Nguyên chiếm 11,74% dân số, đông nhất là Nùng, Tày, Mông, Thái, Dao và Mường [68], [Phụ lục 3].

Phạm vi cư trú của các DTTS ở Tây Nguyên không đồng nhất, nên tỷ lệ người DTTS ở mỗi địa phương có khác nhau. Cao nhất là Kon Tum, 34 DTTS cùng chung sống trên địa bàn tỉnh đã chiếm tỷ lệ 53,6% dân số, trong đó đông nhất là người Xơ-đăng chiếm 25,1%; Ba-na 12,0%; Giẻ-triêng 8,1% ; Gia-rai 5,1%.... Gia Lai đến năm 2012 có số dân hơn 1,3 triệu người, gồm 33 DTTS chiếm 44,7% số dân, chủ yếu là Gia-rai và Ba-na (gần 43%). Tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 500 nghìn người, với 39 DTTS chiếm 32,07% dân số, đông nhất có M’Nông, Nùng, Mông, Tày, Dao. Lâm Đồng có 32 DTTS, trong đó dân tộc tại chỗ Tây Nguyên chiếm 16,1%, các DTTS khác chiếm 6,7%, cư trú chủ yếu ở

98/148 xã, phường, thị trấn. Đắk Lắk gồm 43 DTTS, chiếm 30% dân số, đông nhất có Ê-đê, M'Nông, Thái, Tày, Nùng cư trú ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa.

Sự phong phú về thành phần dân tộc ở Tây Nguyên đặt ra cho công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS yêu cầu: đảm bảo thành phần và tỷ lệ nguồn tương ứng với thành phần DTTS và tỷ lệ dân số người DTTS trong tổng số dân trên địa bàn.

- Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên giàu bản sắc, thống nhất trong đa dạng do sự giao thoa, tiếp biến thường xuyên và lâu dài; phong tục, tập quán cổ truyền chi phối đời sống tâm lý - xã hội của người dân, vừa mang tính tích cực, tiến bộ lẫn tiêu cực, lạc hậu.

Các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ: Nam Á (nhóm Môn - Khơme) và Nam đảo (nhóm Malayo - Polynesia). Trải qua nhiều đời cư trú đan xen, giao thoa văn hóa, sự phát triển kinh tế - văn hóa của các dân tộc đã trở nên tương đồng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các dân tộc. Tác động của điều kiện sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (rừng núi mênh mông, địa bàn chia cắt, giao thông khó khăn, kinh tế tự nhiên...) là cơ sở tạo nên nhiều đặc trưng trong văn hóa, xã hội, con người Tây Nguyên.

Hình thái tổ chức xã hội cổ truyền của người DTTS tại chỗ Tây Nguyên là “làng” (plei, plơi, buôn, bon) - đơn vị tự quản, cư trú độc lập và duy nhất, có chung quy tắc ứng xử lệ tục. Mỗi làng là một thể chế kinh tế, văn hóa, xã hội và một không gian sinh tồn tự nhiên khép kín. Đồng bào DTTS sống trong làng, chịu sự quy định của lệ tục làng, và nhân cách con người cũng từ đó mà được hình thành. Trong làng, ngoài trưởng làng thì già làng, thầy cúng và người giỏi chỉ huy quân sự là những người được tôn trọng nhất. Trong nhà, chế độ mẫu hệ quy định quyền uy và trách nhiệm của người phụ nữ. Quan hệ gia đình dựa theo thứ bậc thế hệ, quan hệ cộng đồng được điều chỉnh bằng tục, lệ và bằng cả những tín ngưỡng truyền thống. Hiện nay, làng của các DTTS Tây Nguyên không còn là thực thể đơn nhất, mà bao trùm lên nó là hệ thống thể chế chính trị. Phía trên của

làng có xã, với một hệ thống tổ chức bộ máy, con người (đội ngũ CB, CC của HTCT) thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, thì trong làng, bên cạnh cơ cấu bộ máy HTCT, còn có một lực lượng quan trọng - đội ngũ nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng. Họ bao gồm những người tích cực trong Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, những đảng viên, già làng, trưởng thôn, trưởng các dòng họ, trí thức, chức sắc tôn giáo... Trên thực tế, những người này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và quản lý làng của đồng bào DTTS, không chỉ theo luật pháp Nhà nước, mà còn theo tục, lệ bằng chính uy tín của lời nói và việc làm của mình. Đặc trưng xã hội này là điểm rất quan trọng, vì đó là nhân tố tác động đến mỗi con người thuộc cộng đồng các DTTS Tây Nguyên, tạo nên đặc điểm tâm lý - văn hóa của người DTTS Tây Nguyên đan xen giữa yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, tiến bộ lẫn lạc hậu. Đây là điều rất cần được nghiên cứu để có quan điểm đánh giá đúng đắn về nguồn CB, CC người DTTS, từ đó xây dựng nội dung và tìm kiếm phương thức tạo nguồn phù hợp.

Văn hóa truyền thống của các DTTS Tây Nguyên là sự hòa quyện những nét đẹp đặc trưng của từng dân tộc cư trú lâu đời trên dải đất Tây Nguyên. Văn hóa tạo nên con người, hướng nhân cách con người phát triển theo các giá trị của chân, thiện, mỹ. Nên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS là điều mà các cấp ủy, chính quyền không thể không chú ý khi muốn tạo dựng sự phát triển bền vững cho Tây Nguyên từ chính những con người ưu tú, những CB, CC xuất thân từ cộng đồng các DTTS nơi đây.

Đồng bào DTTS tại chỗ của Tây Nguyên không có tập quán du canh, du cư. Cộng đồng truyền thống của họ khép kín quan hệ, co cụm trong làng, ít đi xa khỏi nơi cư trú. Các già làng (người có uy tín) có vị trí xã hội rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng. CB, CC xã người DTTS xuất thân từ cộng đồng, chịu ảnh hưởng của tập quán, vì thế cũng khá khép kín trong quan hệ xã hội. Họ ít chủ động, cởi mở trong giao tiếp, nhất là với người “lạ”; thường “nể, sợ” người có uy tín hơn là cán bộ cấp trên; thường chấp nhận trình độ hạn chế hơn là vươn ra ngoài để học tập nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Đây là đặc điểm cần chú ý, để trong tạo nguồn

CB, CC xã người DTTS, các cấp ủy phải quan tâm đến hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú cấp xã, huyện; có kế hoạch mở các lớp tạo nguồn, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ tại địa phương; phát huy vai trò của cộng đồng DTTS, nhất là lực lượng người có uy tín trong cộng đồng.

- Các DTTS ở Tây Nguyên đang trong quá trình nâng cao trình độ học vấn, nhưng nhìn chung mặt bằng dân trí vẫn còn thấp.

Như nhiều DTTS cư trú ở miền núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn, các DTTS ở Tây Nguyên nhìn chung có mặt bằng dân trí tương đối thấp. Trước đây, nó là kết quả của chính sách “ngu dân” của chính quyền phong kiến và thực dân, đế quốc. Trước năm 1945, chỉ một số rất ít người DTTS được chính quyền thực dân cho đi đào tạo, trở thành quan lại trong bộ máy thống trị của chúng, còn hầu hết người dân bị thất học. Dưới thời Mỹ - Ngụy, nền giáo dục bắt đầu được hình thành, nhưng mất cân đối về nhiều mặt. Từ sau ngày Giải phóng, nền giáo dục mới XHCN chính thức được mở rộng trên khắp địa bàn Tây Nguyên. Ðến năm học 2010-2011, toàn Tây Nguyên có 2.151 trường phổ thông, trong đó số học sinh người DTTS là 339.640 em, số giáo viên người DTTS trong các trường phổ thông là 5.468 người [111, tr.628, 645, 646, 640]. Mạng lưới trường học phủ khắp các tỉnh, huyện, xã, về tận thôn, buôn vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, hệ thống trường nội trú, bán trú dành cho học sinh DTTS ở Tây Nguyên được ngành giáo dục đầu tư mạnh mẽ. Toàn vùng hiện có 54 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó 5 trường cấp tỉnh, 49 trường huyện. Các ngành công an, quân đội đóng trên địa bàn cũng có trường đào tạo cán bộ DTTS cho ngành mình. Nhờ quá trình đầu tư cho giáo dục, không ít con em người DTTS hiện đạt đến trình độ bậc cao. Nếu biết động viên, khuyến khích, có chế độ ưu đãi hợp lý thì đây thực sự là nguồn nhân lực có chất lượng để bổ sung cho đội ngũ CB, CC xã.

Tuy vậy hiện nay, do nhiều nguyên nhân, từ những khó khăn chung của đời sống, của điều kiện đi lại, của bất đồng ngôn ngữ, đến ý thức học tập tự vươn lên của con em đồng bào DTTS chưa cao, kể cả ý thức đầu tư cho con em của nhiều gia đình người DTTS cũng còn hạn chế khiến cho tình trạng bỏ học sớm,

chất lượng học không cao của học sinh các DTTS ở Tây Nguyên, nhất là DTTS tại chỗ xảy ra khá phổ biến. Đây là điểm bất lợi cho quá trình tạo nguồn CB, CC xã ở vùng có đông đồng bào DTTS, bởi “đầu vào” thấp thì tạo nguồn sẽ phải kéo dài nhiều năm, trải qua nhiều khâu hơn.

- Một bộ phận đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đang dần khá lên về kinh tế, song đa phần chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo do tập quán canh tác lạc hậu, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hạn chế và tâm lý ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Từ Đổi mới, nhất là hơn 10 năm gần đây, khi Nhà nước tập trung nhiều nguồn lực để phát huy tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên, đời sống của một bộ phận đồng bào có sự chuyển biến vượt bậc. Số hộ DTTS “tỷ phú” giờ không phải là hiếm gặp. Song, Tây Nguyên từ xưa đến nay luôn chứa đựng mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa tài nguyên đất đai dồi dào, màu mỡ với tình trạng đói nghèo, thậm chí là triền miên hay vào mùa giáp hạt của một bộ phận đồng bào DTTS. Gần đây, cái đói cơ bản đã được xóa, cái nghèo có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong đồng bào DTTS (40,5% năm 2011). Nguyên nhân có nhiều, ngoài tác động của khách quan, thì yếu tố chủ quan từ phía đồng bào DTTS là cơ bản. Tập quán canh tác “phát-đốt- hốt-chọc-trỉa”, tàn phá đất đai, phó mặc kết quả cuối cùng cho trời đất khiến cuộc sống một bộ phận đồng bào bấp bênh; thói quen chịu khổ, tập quán tiêu dùng không có kế hoạch nên lúc no dồn, lúc đói dập. Trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật hạn chế, khiến đồng bào khó đổi mới phương thức làm ăn, mạnh dạn bứt phá. Tâm lý “con nhà nghèo”, ở nơi phên dậu của đất nước, được quan tâm, ưu đãi... hình thành nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào Đảng và Nhà nước. Các nguyên nhân đó đều đã được nhận thức, nhưng không thể xóa bỏ trong một sớm một chiều. Thực tế đó đặt ra vấn đề: trong công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, các chủ thể tạo nguồn phải chú ý đến những tác động tiêu cực từ cái nghèo.

* Vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

- Đồng bào các DTTS là chủ nhân lâu đời của vùng đất Tây Nguyên, là người sáng tạo, phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa Tây Nguyên.

Việc phát hiện bộ đàn đá tiền sử niên đại khoảng 3000 năm (do nhà dân tộc học người Pháp Goerges Condominas tìm thấy ở làng Nđut Liêng Krak thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắk Lắk, năm 1948) có hệ thang âm trùng hợp với thang âm các bộ chiêng của các DTTS Tây Nguyên hiện nay, cùng những kết quả khai quật di chỉ Lung Leng (nay là lòng hồ Yaly) và nhiều khu di tích khác ở khắp Tây Nguyên cho thấy sự tồn tại của nền văn hóa các tộc người Tây Nguyên có từ thời Đồ đá cũ, Đồ đá mới sang đến Đồ đồng, có sự giao lưu rộng rãi với văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh. Đến nay, người DTTS tại chỗ Tây Nguyên vẫn bảo lưu được một kho tàng văn hóa phong phú, thể hiện sự khát khao hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ mà cả nhân loại đều đang hướng đến. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một điển hình, được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào ngày 15-11-2005. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố, bộ phận như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 40)