NGUỒN VÀ TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN HIỆN NAY THỰC

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 81)

TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC

TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC

2.1.1. Ưu điểm

2.1.1.1. Về số lượng, cơ cấu

Để đánh giá thực trạng nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên, trên cơ sở phân loại nguồn CB, CC theo 2 nhóm nguồn gần và nguồn xa, qua nghiên cứu văn bản và khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, cho thấy:

- Đa phần nguồn gần nằm trong đội ngũ những CB, CC xã chuyên trách và không chuyên trách đương nhiệm đang hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách Nhà nước. Họ được các cấp uỷ đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chức danh trong cấp uỷ theo nhiệm kỳ, vì vậy cơ cấu nguồn khá đồng bộ, thành phần và tỷ lệ các thành phần (chức danh, độ tuổi, giới tính, dân tộc...) cơ bản gắn với quy định của cấp trên.

Tính đến thời điểm tháng 7-2011, toàn Tây Nguyên đã quy hoạch được khoảng 11.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý nguồn cho cơ sở, trong đó có 2.600 cán bộ nguồn người DTTS (chiếm 23,64%). Tỉnh Đắk Nông, trong số 205 nguồn cho bí thư, phó bí thư xã có 34 người DTTS (chiếm 16,59%); số nguồn cho chủ tịch HĐND, UBND có 37 người DTTS (15,81%), nguồn phó chủ tịch HĐND, UBND 42 người (11,86%). Tỉnh Kon Tum, trong 2.240 cán bộ nguồn quy hoạch cho cấp uỷ xã, phường nhiệm kỳ 2010-2015, số nguồn người DTTS quy hoạch cấp uỷ chiếm hơn 40%, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý hơn 34%. Nhờ đảm bảo về chất lượng, nên tỷ lệ cán bộ DTTS nguồn trúng cử vào cấp uỷ xã, phường nhiệm kỳ 2010-2015 chiếm 69,78%; 54,4% chức danh chủ chốt xã, phường được bổ nhiệm là cán bộ DTTS (284/522 người).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)