Nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 55)

Tây Nguyên * Khái niệm

Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Nguồn: dt. Nơi phát sinh, tạo ra hoặc cung cấp cái gì” [154, tr.1215]

Trong công tác cán bộ, khi bố trí, bổ nhiệm một người vào chức danh lãnh đạo, quản lý, cơ quan quản lý cán bộ phải tìm kiếm, phát hiện, lựa chọn từ một nhóm người nhất định có những điểm phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Nhóm người đó thường được gọi với các tên khác nhau, như “cán bộ dự bị” [29, tr.414], [30, tr.132], hay “nguồn cán bộ” [31, tr.735], [32, tr.43], [37].

Tác giả Lô Quốc Toản xác định khái niệm “nguồn‹ trong nguồn cán bộ DTTS là “nơi có thể cung cấp nhân lực, cung cấp con người thuộc các dân tộc thiểu số, có đủ những khả năng, điều kiện và năng lực để đào tạo trở thành cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạnng‹[107, tr.13-14].

Vì CB, CC được bầu cử và tuyển dụng vào các chức danh theo quy định (của Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như những quy định cụ thể của từng cấp, từng loại tổ chức trong HTCT), nên nguồn CB, CC là một đội ngũ những người đáp ứng những yêu cầu cho việc sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ CB, CC của HTCT các cấp. Khi quan niệm nguồn CB, CC là một đội ngũ, thì đó là một lực lượng có tổ chức, được xây dựng có chủ đích, phải nằm trong dự kiến, định hướng quy hoạch

hoặc trong quy hoạch của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức quần chúng trong HTCT, theo những yêu cầu tiêu chuẩn, điều kiện nhất định, nói chung phải có trình độ, năng lực, phẩm chất tiệm cận với những tiêu chuẩn của mỗi chức danh CB, CC mà nguồn được dự kiến, quy hoạch.

Với cách tiếp cận đó, có thể quan niệm:

Nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên là đội ngũ những người dân tộc thiểu số được phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, bảo đảm sẵn sàng cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh cán bộ, công chức xã trên địa bàn Tây Nguyên.

* Phân loại nguồn cán bộ, công chức xã

Có nhiều cách phân loại nguồn CB, CC khác nhau, mang tính tương đối, tùy theo góc độ tiếp cận và mục tiêu cụ thể của chủ thể phân loại. Chẳng hạn, trong Quân đội nhân dân Việt Nam, nguồn để đưa vào đào tạo cán bộquân đội gồm hai loại: nguồn cơ bản và nguồn kế tiếp.

Nguồn cơ bản bao gồm những quân nhân chưa là cán bộ (quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, chiến sỹ); sinh viên, học sinh trung học phổ thông được lựa chọn đểđào tạo thành cán bộ. Nguồn kế tiếp là những người đã là cán bộ được phong quân hàm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp được lựa chọn để đào tạo, bổ nhiệm và các chức vụ cao hơn [153, tr.344].

Trong Văn kiện Đại hội lần thứ V của Đảng, có hai loại nguồn cán bộ được nhấn mạnh. Nguồn chính để đào tạo ngay thành cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ đã qua thực tiễn công tác và có triển vọng; nguồn xa hơn được dùng với cụm từ

nguồn dự trữ rộng rãi, là những người được lựa chọn từ ngay trong trường học: Đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nguồn đào tạo chính là từ cán bộ đã qua thực tiễn công tác, sản xuất, chiến đấu từ cơ sở lên, từ trong phong trào và công tác thực tế của từng ngành mà lựa chọn những người có triển vọng để đưa đi bồi dưỡng, đào tạo. Nhìn một cách xa hơn, phải tạo ra một nguồn dự trữ rộng rãi ngay từ khi tuyển sinh vào

các trường Đảng và các trường đại học để đào tạo thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kinh tế, kỹ thuật ở cơ sở [34, tr.336].

Nói chung, việc phân loại nguồn theo tiêu chí khoảng cách thời gian giữa hiện tại và tương lai mà mục tiêu tạo nguồn cần đạt đến mang tính phổ biến. Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, quan niệm về nguồn CB, CC xã người DTTS cũng gồm hai loại:

Nguồn gần (còn gọi là nguồn trực tiếp, kế cận) là những người đã nằm trong quy hoạch của cấp ủy, gắn với một số chức danh cụ thể, có tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp (hoặc gần phù hợp) với chức danh được quy hoạch, có thể đưa ngay vào danh sách bầu cử, bổ nhiệm khi có nhu cầu sắp xếp, kiện toàn đội ngũ CB, CC. Theo đó: Nguồn gần của bí thư đảng ủy xã thường là các phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, ngoài ra có thể là cán bộ cấp phó phòng, ban của huyện được quy hoạch. Nguồn gần của chủ tịch HĐND, UBND thường là các phó chủ tịch, có thể có cán bộ cấp phó phòng, ban của huyện. Nguồn gần của phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch HĐND, UBND xã là trưởng các đoàn thể và công chức xã, ngoài ra có thể là cán bộ, chiến sĩ quân đội, giáo viên, viên chức các ngành đóng trên địa bàn. Nguồn gần của cán bộ trưởng các đoàn thể quần chúng thường là cán bộ cấp phó các đoàn thể, cán bộ không chuyên trách, ngoài ra còn có thể là công chức được quy hoạch. Nguồn gần của công chức là công chức dự bị, cán bộ không chuyên trách, sinh viên đã tốt nghiệp diện cử tuyển hoặc thu hút về.

Nguồn xa (còn gọi là nguồn dài hạn): là những người đã được dự kiến, định hướng quy hoạch vào diện CB, CC nguồn, nhưng không gắn với chức danh cụ thể. Họ cần được đầu tư thêm nhiều thời gian, công sức, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng mới đạt tới tiêu chuẩn chức danh. Theo đó, nguồn xa của bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐND, UBND xã là các cán bộ đoàn thể, công chức xã, chuyên viên phòng, ban của huyện. Nguồn xa của phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch HĐND, UBND xã là cán bộ không chuyên trách. Ngoài ra, tất cả học sinh DTTS đã và đang học trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đều có thể là nguồn xa của CB, CC xã.

Do tính tương đối của cách phân loại, nên trong quan hệ giữa nguồn CB, CC và CB, CC đương nhiệm, một người có thể là vừa là CB, CC đương nhiệm, vừa là nguồn cán bộ có vị trí cao hơn. Học sinh, sinh viên người DTTS nói chung đều được xem là nguồn CB, CC, nhưng không phải ai cũng là nguồn CB, CC xã. Họ phải là những người đang được đào tạo chuyên môn phù hợp, có nguyện vọng công tác tại xã, nhất là số được địa phương cử tuyển đi học, nằm trong dự kiến, định hướng quy hoạch nguồn, có cam kết trở về phục vụ địa phương sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, trong đánh giá và xây dựng kế hoạch tạo nguồn, cũng như quá trình chuẩn bị bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm CB, CC, tùy vào những mục tiêu cụ thể mà các cấp chủ thể xác định loại nguồn cho phù hợp.

* Vai trò của nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các

tỉnh Tây Nguyên

Nguồn CB, CC người DTTS là đội ngũ những người được chuẩn bị cho việc sẵn sàng bổ sung vào lực lượng CB, CC, vì vậy số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn CB, CC là yếu tố quan trọng trong quyết định số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ CB, CC. Nếu thiếu về số lượng và không đồng bộ về cơ cấu ngay từ nguồn, đội ngũ CB, CC sẽ không thể đáp ứng yêu cầu chuyển giao thế hệ, dẫn đến sự hẫng hụt, nhất là sẽ không thể đảm tỷ lệ cơ cấu thành phần DTTS trong đội ngũ CB, CC xã tương đương với tỷ lệ DTTS trong dân cư trên địa bàn. Nếu nguồn không đảm bảo về chất lượng, đội ngũ CB, CC sau này cũng sẽ hạn chế trên nhiều phương diện, gây áp lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp lại bộ máy của cả HTCT.

Nguồn gần đa phần là những CB, CC chuyên trách và bán chuyên trách đương chức, đang hàng ngày trực tiếp đóng góp vào chất lượng hoạt động của HTCT. Do tính chất động và mở nên các đối tượng nguồn luôn cạnh tranh nhau để đạt tới chức danh được quy hoạch. Chính sự cạnh tranh lành mạnh giúp cho nguồn luôn năng động, ý thức vươn lên đạt chuẩn khá quyết liệt. Đa phần nguồn nằm trong độ tuổi trẻ nên sức bật mạnh, hay tìm tòi đổi mới... Đó là yếu tố khiến đội ngũ nguồn gần luôn là người đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước.

Sự tìm tòi sáng tạo, năng động, quyết đoán để tạo ra bước đột phá cho địa phương luôn bắt đầu từ chính đội ngũ này.

Nguồn xa là hình ảnh của đội ngũ CB, CC trong tương lai, đồng thời là yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển của đội ngũ CB, CC hiện tại. Tuy chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển KT-XH của địa phương vì chủ yếu đang trong quá trình đào tạo trên ghế nhà trường, nhưng chính sự nỗ lực phấn đấu của họ, những thành công trong học tập nâng cao trình độ, rèn luyện tu dưỡng để định hình nhân cách người cán bộ cách mạng sẽ vừa là tấm gương, vừa là áp lực để những CB, CC đương chức soi vào đó mà phấn đấu, nếu không sẽ sớm bị đào thải bởi chính đội ngũ này.

1.2. TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chính trị tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 55)