Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 87 - 88)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.5. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Một trong những nội dung hết sức quan trọng và được xem như là còn yếu trong thời gian vừa qua của Việt Nam trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng đó là vấn đề thực thi quyền. Để nâng cao hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, một trong những giải pháp được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đó là việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ và đồng bộ về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Luật Sở hữu trí tuệ đã dành một phần - Phần thứ năm - với tiêu đề "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" (không dùng thuật ngữ "thực thi quyền") với 3 chương, 22 điều bao gồm các nội dung về quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử lý về hành chính, dân sự, hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ....

Để quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được thực thi trong cuộc sống thì trước tiên phải nêu cao tính chủ động tự bảo vệ quyền của chủ thể bằng các biện pháp theo luật định, sau đó mới quy định trách nhiệm bảo vệ quyền của các cơ quan có thẩm quyền. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể tiến hành bằng biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp hành chính, bao gồm cả kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, trong đó nhấn mạnh đến biện pháp dân sự là chủ yếu thông qua hình thức buộc bồi thường thiệt hại trên cơ sở các mức được ấn định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Một trong các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác thực thi quyền đó là dùng các biện pháp ngăn chặn nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có tính chất tinh vi, xảo quyệt và có dấu hiệu xóa dấu vết vi phạm, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong xử lý dân sự và biện pháp ngăn chặn trong xử lý hành chính.

bao gồm xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)