- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
1.1.2.3. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
với chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu công nghiệp mang tính chủ quyền về hình ảnh khác với các quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế hay nhãn hiệu. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu công nghiệp được hơn 140 quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận thông qua Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS) áp dụng cho lĩnh vực chỉ dẫn địa lý.
ở Việt Nam, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là việc rất mới và khái niệm này mới được pháp luật quy định trong những năm gần đây nên hầu như mọi người còn chưa hiểu hết ý nghĩa, nội dung cũng như lợi ích của việc bảo hộ này mang lại cho chính mình.
Theo quy định tại Điều 751 Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý của
Nhà nước và quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là quyền của tổ chức, cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý (khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (mục 1.3 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp).
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cũng có một số đặc điểm chung của quyền sở hữu công nghiệp như tính vô hình, tính hạn chế về không gian. Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này còn có những đặc điểm riêng biệt như:
- Người sử dụng chỉ dẫn địa lý không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Như vậy, quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu tập thể trong khi đó quyền sở hữu đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác (ví dụ nhãn hiệu) là quyền sở hữu cá nhân. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là quyền sử dụng tập thể dành cho những người tuân thủ các quy trình kỹ thuật bao gồm những quy trình và điều kiện bắt buộc liên quan đến khu vực địa lý được ấn định ranh giới cụ thể. chỉ dẫn
hóa sử dụng nếu sản phẩm của họ được sản xuất tại vùng lãnh thổ có chỉ dẫn địa lý và hàng hóa đó có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều cốt lõi, là nền tảng cho việc tồn tại và bảo hộ các chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện tiên quyết cho sự bảo hộ trên phạm vi quốc tế.
Từ quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có thể hiểu rằng chỉ dẫn địa lý nước ngoài muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải đã được đăng ký tại nước có chỉ dẫn địa lý đó.
- Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là chỉ dẫn địa lý vẫn đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Nói cách khác, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao
Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước và quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là quyền sử dụng tập thể. Chỉ dẫn địa lý là một loại tài sản chung của mọi người sống trên khu vực địa lý đó và có mối quan hệ với chỉ dẫn địa lý đó. Chính vì vậy, để có được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải có nghĩa vụ đảm bảo cho uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý. Do đặc trưng của chỉ dẫn địa lý là mối liên hệ mật thiết với khu vực địa lý mà hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra mang đặc trưng địa lý ở khu vực đó nên quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển giao cho bất kỳ chủ thể nào khác.