Các quy định pháp luật về đăng ký chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 117 - 119)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy

3.2.2.1. Các quy định pháp luật về đăng ký chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, về các tài liệu yêu cầu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. Luật Sở hữu trí tuệ không quy định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cần phải có "quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý" do tổ chức tập thể đại diện đăng ký ban hành. Tuy nhiên, để tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này và để phân định trách nhiệm, chi phí đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nên bổ sung tài

liệu này là một trong những tài liệu tối thiểu phải có trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Thứ hai, cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc nghiên cứu, đánh giá về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như cần nghiên cứu những tính chất, chất lượng nào, cơ quan chuyên môn nào có thẩm quyền thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá này, bằng phương pháp và thiết bị gì, v.v... để người nộp đơn có thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý theo yêu cầu, tránh phải tốn kém về thời gian và tài chính để sửa chữa, bổ sung các tài liệu cho hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cần bổ sung các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, cơ chế phối hợp…của các tổ chức, cá nhân tiến hành việc phân tích điều kiện địa lý và tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi thực hiện việc phân tích điều kiện địa lý và tính chất đặc thù của sản phẩm nhằm đảm bảo tính chất khách quan, chính xác của kết quả nghiên cứu.

Thứ tư, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như cơ chế để xử lý đối với các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không giải quyết hoặc kéo dài thời hạn xử lý đơn, giải quyết các khiếu nại gây thiệt hại, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, mọi cam kết của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Một trong các yêu cầu đó là việc đảm bảo cho các quy định pháp luật được thực thi hiệu quả, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể (trong đó có cả cơ quan nhà nước). Pháp luật quy định người nộp đơn hoặc những người có liên quan phải thực hiện một công việc nhất định trong thời hạn luật định và hậu quả của việc không thực hiện công việc hoặc hành vi đó sẽ có thể là đơn đăng ký bị từ chối, không được chấp nhận, v.v… Đồng thời, pháp luật cũng quy định về các thời hạn để các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xử lý công việc, giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuân thủ đúng thời hạn này. Cho đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ còn rất nhiều đơn, vụ việc tồn đọng (thậm chí có những vụ việc kéo dài hàng năm mà chưa được giải quyết gây ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân liên quan) nhưng không có chế tài nào để xử lý việc không tuân thủ các thời hạn luật định này của các cơ quan nhà nước. Việc ban hành chế tài xử lý khi chậm giải quyết, xử lý đơn sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Thứ năm, theo quy định tại Điều 95.1.g Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể bị đình chỉ với lý do các yếu tố địa lý quyết định tính chất đặc thù của hàng hóa bị thay đổi làm cho các tính chất đó mất tính đặc thù. Điều này cho thấy việc kiểm tra, giám sát các đặc tính đặc thù của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc kiểm tra, giám sát này không chỉ đơn thuần là đối với chất lượng hàng hóa mà là đối với các tính chất đặc thù được quy định bởi môi trường địa lý. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể tới yêu cầu và thủ tục kiểm tra, giám sát các đặc tính đặc thù của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý. Do đó, cần bổ sung vào các quy định pháp luật để việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đạt hiệu quả hơn và đảm bảo đúng tính chất của đối tượng sở hữu công nghiệp này.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)